Thêm cú hích cho quan hệ chiến lược Nga-Trung
Việc hai bên ký Tuyên bố chung phát triển quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện và chiến lược trong thời kỳ mới, cùng Tuyên bố chung về củng cố sự ổn định chiến lược trong thời kỳ hiện đại, đã trở thành động lực làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược giữa hai cường quốc.
Kết quả chuyến thăm cho thấy Nga và Trung Quốc đang hướng tới xây dựng mối quan hệ bền chặt cùng có lợi theo hướng "cùng thắng", chứ không chỉ là một sự liên kết mang tính tình thế trong ngắn hạn.
Quan hệ Nga – Trung Quốc có bề dày lịch sử 70 năm, song chỉ thực sự tạo được bước bứt phá phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2014, thời điểm Mỹ bắt đầu đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Trong vòng 6 năm qua, Moskva và Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển quan hệ song phương sâu rộng, với tốc độ nhanh “thần tốc”. Quan hệ chính trị không ngừng được củng cố thông qua trao đổi chuyến thăm các cấp, đặc biệt là cấp cao.
Đây là lần thứ tám Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Nga kể từ khi nhậm chức vào năm 2013, nhưng là cuộc gặp lần thứ 30 với Tổng thống Vladimir Putin.
Việc lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì mối quan hệ chặt chẽ không những cho thấy mức độ tin cậy chính trị cao giữa Moskva và Bắc Kinh, mà còn khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương phát triển đi vào thực chất.
Như tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến thăm này, quan hệ Trung Quốc-Nga có thể coi như hình mẫu cho mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở sự tin cậy và sự ủng hộ lẫn nhau trên nền tảng lợi ích chung.
Hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước tiếp tục gặt hái được nhiều thành công. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Nga đứng đầu trong số các đối tác thương mại chính của Trung Quốc về sự tăng trưởng thương mại.
Bắc Kinh tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Moskva, trong khi Nga đứng thứ 10 trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 tăng 27%, và đạt mức kỷ lục 108 tỷ USD, và trong quí I năm nay tiếp tục tăng 3,4%. Khối lượng đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế Nga cũng trong chiều hướng tăng lên, đạt mức 35 tỷ USD. Nga và Trung Quốc đang thực hiện 70 dự án đầu tư với tổng trị giá 120 tỷ USD.
Việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán song phương giúp Nga và Trung Quốc giảm thiểu được tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời xây dựng được hệ thống thanh toán ổn định và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024.
Trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quốc phòng, Moskva và Bắc Kinh cũng tạo được bước phát triển ấn tượng. Nhiều loại vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không S-400 và máy bay tiêm kích Su-35 đã được Moskva cung cấp cho Trung Quốc.
Hợp giữa hai nước trong lĩnh vực này còn bao gồm tiến hành các cuộc tập trận quân sự, đào tạo quân sự, hợp tác sản xuất vũ khí và một số chương trình khác.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều ca ngợi mối quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp “chưa từng có tiền lệ”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, Moskva và Bắc Kinh có lập trường gần gũi hoặc trùng khớp về những vấn đề quốc tế then chốt, trong đó có cuộc khủng hoảng chính trị-kinh tế tại Venezuela, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Iran, tình hình Syria, chống biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, giải giáp vũ khí, chống chạy đua vũ trang...
Nhờ đó, Nga và Trung Quốc phối hợp khá nhịp nhàng và bổ trợ lẫn nhau trong các diễn đàn hay tổ chức đa phương, như Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hay Nhóm BRICS…, đặc biệt với tư cách là những cường quốc hàng đầu thế giới và ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình còn khẳng định Trung Quốc và Nga “sẽ củng cố lòng tin chính trị, tăng cường hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong những vấn đề liên quan đến những lợi ích cốt lõi của nhau”.
Ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh, hai nước đã ký kết tổng cộng 23 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, đầu tư và giáo dục.
Điều đó cho thấy quyết tâm của lãnh đạo hai nước nỗ lực phát triển quan hệ đối tác toàn diện Nga – Trung Quốc và phối hợp chiến lược trong kỷ nguyên mới.
Một trong những thỏa thuận được chú ý đặc biệt là việc tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc và công ty viễn thông MTS của Nga hợp tác để phát triển mạng 5G tại "xứ sở Bạch Dương" trong năm tới.
Đây có thể coi là "liều thuốc tăng lực" kịp thời đối với Huawei bởi hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc này đang lao đao sau khi bị chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa vào "danh sách đen", theo đó cấm các công ty Mỹ bán thiết bị công nghệ cao cho Huawei, đồng thời Washington cũng hối thúc các đồng minh ngừng hợp tác với Huawei.
Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục siết chặt trừng phạt Nga và Washington cũng đang đẩy mạnh các "cuộc chiến" với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại tới công nghệ, việc Bắc Kinh xích lại gần với Moskva hơn ngày càng tỏ ra là một lựa chọn hợp lôgic.
Nhiều mặt hàng Trung Quốc không thể xuất khẩu sang Mỹ do bị đánh thuế cao thì Nga là thị trường với 146 triệu dân rất hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khi đó, việc Bắc Kinh tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như khí hóa lỏng, sản phẩm nông nghiệp lại tạo ra cơ hội “béo bở” cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nga.
Bên cạnh đó, nhiều dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước được thực hiện trong thời gian qua sắp được đưa vào khai thác sử dụng, trong đó đáng chú ý là đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia", có khả năng cung cấp cho Trung Quốc 60 tỷ mét khối mỗi năm.
Hơn nữa, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí đẩy nhanh tiến trình kết nối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) với sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc, từ đó dư địa hợp tác giữa hai bên ngày càng mở rộng.
Có thể nói hợp tác Nga - Trung Quốc trong tình hình hiện nay mang tính tương hỗ, bổ sung lẫn nhau cao. Việc củng cố quan hệ đối tác toàn diện và phối hợp chiến lược trong kỷ nguyên mới đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Bởi vậy mà lãnh đạo hai nước đã dẹp bỏ những vướng mắc còn tồn tại trong quan hệ song phương để thúc đẩy hợp tác toàn diện cùng có lợi.
Chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình tạo được cú hích cần thiết giúp quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh tiếp tục “đơm hoa kết trái” trong tương lai gần./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Huawei phát triển mạng 5G tại Nga
08:34' - 06/06/2019
Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển mạng 5G tại nước này trong năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước tới Nga
18:05' - 05/06/2019
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/6 đã đến thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc lạc quan về tiến triển trong đối thoại Nga-Mỹ
19:44' - 15/05/2019
Ngày 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh Bắc Kinh hoan nghênh việc Nga và Mỹ đang có những bước đi hướng tới cải thiện đối thoại và quan hệ song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.