Thêm nhiều số liệu ảm đạm về kinh tế Eurozone
Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 tiếp tục giảm sâu hơn trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, giá năng lượng tăng cản trở hoạt động sản xuất.
Theo khảo sát được S&P Global công bố ngày 3/10, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực đã giảm từ mức 48,5 trong tháng 8 xuống mức 48,4 trong tháng 9, thấp nhất trong 27 tháng qua.
Chỉ số này không chênh lệch đáng kể so với mức 48,5 ước tính sơ bộ trước đó và tiếp tục thấp hơn ngưỡng 50 phân định kinh tế tăng trưởng hay suy giảm.
Trong khi đó, chỉ số sản lượng cũng giảm từ 46,5 trong tháng xuống 46,3 trong tháng 9, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp thấp hơn ngưỡng 50.
Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá chỉ số PMI tổng hợp dự kiến công bố ngày 5/10 và được coi là một thước đo đáng tin cậy phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế.
Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của S&P Global, sự kết hợp giữa tình trạng sản xuất chậm lại và áp lực lạm phát ngày càng tăng sẽ càng gây thêm lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Eurozone.
Nếu không kể đến ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế áp dụng trong thời gian đại dịch COVID-19, đây là lần đầu tiên các nhà sản xuất khu vực chứng kiến nhu cầu và sản lượng suy giảm ở cấp độ nghiêm trọng như vậy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào đầu năm 2009.
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters (Anh) hồi tháng trước, nguy cơ kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái trong vòng 1 năm là 60% và các chỉ dấu về PMI trong tương lai trước mắt cũng không sáng sủa.
Nhu cầu giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu vào đầu năm 2020, số lượng đơn hàng chờ giao giảm, số lượng hàng hóa thành phẩm chưa bán được lưu giữ trong các kho tăng khi các nhà máy tăng giá bán để bù cho chi phí tăng.
Điều này đồng nghĩa rằng tâm lý lạc quan ngày càng thu hẹp và chỉ số sản lượng tương lai cũng đã giảm nhanh, từ mức 52,7 xuống 45,3, thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Theo nhà kinh tế Williamson, chi phí tăng cộng với nhu cầu giảm cũng khiến chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty thấp hơn trong tháng 9, theo đó các công ty giảm mua đầu vào và giảm tăng trưởng việc làm trong lúc chuẩn bị cho một mùa Đông khó khăn trước mắt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Eurozone tăng cao kỷ lục
17:50' - 30/09/2022
Lạm phát tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 này đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới, làm tăng sức ép đối với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong việc nâng lãi suất.
-
Tài chính
Lợi suất trái phiếu Eurozone chạm mức cao kỷ lục mới
20:20' - 27/09/2022
Lợi suất trái phiếu chính phủ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao mới của nhiều năm trong phiên 27/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này