"Theo dõi liên lạc" kỹ thuật số sẽ giúp thay thế biện pháp giãn cách xã hội
Liệu một ứng dụng trong điện thoại có thể ngăn chặn được đại dịch hay không? Công nghệ điện thoại thông minh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm vì rất có thể nó chính là chìa khóa tiềm năng để giúp chấm dứt tình trạng phong tỏa và tái mở cửa các nền kinh tế trên thế giới.
“Theo dõi liên lạc” kỹ thuật số sẽ cho phép thiết bị di động có thể phát hiện một người đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và gửi cảnh báo khi cần thiết.
Các nhà nghiên cứu và các cơ quan y tế trên thế giới đang tăng cường nghiên cứu về giải pháp tiềm năng này, sự hợp tác tham gia của cả Google và Apple sẽ góp phần giúp việc theo dõi đạt hiệu quả cao hơn.
Vậy “Theo dõi liên lạc” kỹ thuật số cụ thể là gì? Đối với theo dõi liên lạc phiên bản điện thoại thông minh, người dùng có thể tải ứng dụng xuống và cập nhật tình trạng mắc bệnh COVID-19 của mình nếu đã nhiễm virus.
Ứng dụng sẽ sử dụng tín hiệu không dây Bluetooth của điện thoại để xác định người đó có đi lại gần với người nhiễm bệnh hay không. Từ đó ứng dụng sẽ gửi “cảnh báo” đến những ai đã có tiếp xúc gần gũi với người đã xác nhận bị nhiễm bệnh, để những người này sẽ tự giác cách ly.
Một số nhóm nghiên cứu đã phát triển hệ thống này và trước mắt đã có một nhóm được sử dụng tại Singapore.
Sự hợp tác của Apple và Google sẽ giúp hệ thống hoạt động dễ dàng hơn bằng cách cho phép ứng dụng này được sử dụng trên cả hai nền tảng di động. Các tập đoàn cho biết công nghệ của họ cho phép “khóa kỹ thuật số” của ứng dụng theo dõi các tiếp xúc trong vòng 14 ngày.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Francesco Benedetti thuộc nhóm Viện Công nghệ Massachusetts đứng đầu, đã liên kết với hơn 30 chính phủ và cơ quan y tế về theo dõi liên lạc kỹ thuật số, cho rằng hệ thống điện thoại thông minh có thể thay thế một cách hiệu quả hình thức theo dõi “thủ công” tốn thời gian được tiến hành bằng các cuộc phỏng vấn của nhân viên y tế.
Hệ thống kỹ thuật số sẽ có hiệu quả hơn do “nó không phụ thuộc vào bộ nhớ của con người, nó có thể xác định sự tiếp xúc giữa cả những người không hề quen biết”.
Việc tiến hành nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ " theo dõi liên lạc” đang được đẩy mạnh tại Pháp, Đức, Anh và các quốc gia khác. Tại Mỹ, ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ, ông Joe Biden cho rằng "theo dõi liên lạc” là một phần của kế hoạch “mở cửa lại nước Mỹ một cách an toàn” với quá trình mở rộng quy mô thử nghiệm kèm theo nhiều bước khác.
Theo thời gian, hệ thống này có thể tạo ra "bản đồ nhiệt" và thu thập dữ liệu về cách thức virus lây lan, cho phép "cách ly một cách có chọn lọc hơn" mà không yêu cầu mọi người phải giữ nguyên vị trí.
Các nhà nghiên cứu nói rằng công nghệ "theo dõi liên lạc" có hiệu quả nhưng chỉ khi có một lượng đáng kể người dùng tải ứng dụng xuống và báo cáo các triệu chứng của bản thân, đây cũng được coi là hạn chế lớn nhất của phương pháp này.
Một số chuyên gia nhận định phải có 60% người dùng ứng dụng mới có thể xoay chuyển được tình hình đại dịch. Ông Benedetti cho rằng với 40% người dùng thì ứng dụng theo dõi liên lạc vẫn có tác động lớn, nhưng hiệu quả đó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các biện pháp an toàn khác nữa./.
>>EU ứng dụng công nghệ vào lộ trình dỡ bỏ tình trạng phong tỏa vì COVID-19
Tin liên quan
-
Công nghệ
Công nghệ - “cửa thoát hiểm” của doanh nghiệp trong thời COVID-19
11:09' - 16/04/2020
Các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lịch sử do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
-
Ngân hàng
Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghệ số trong tổ chức tín dụng
19:04' - 15/04/2020
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 711/QĐ-NHNN về việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30'
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30'
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.
-
Công nghệ
Đà Nẵng hoàn tất triển khai hạ tầng số và dịch vụ công trực tuyến
07:30' - 11/07/2025
Các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, văn bản điện tử, nền tảng tích hợp - chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh, báo cáo và họp trực tuyến đều đã hoàn thiện, vận hành ổn định.
-
Công nghệ
OpenAI sắp tung trình duyệt web tích hợp AI
10:45' - 10/07/2025
OpenAI, hãng công nghệ đứng sau cơn sốt toàn cầu ChatGPT, đang chuẩn bị cho ra mắt trình duyệt web tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Cơ hội cho Đông Nam Á trong cuộc đua công nghệ AI
07:30' - 10/07/2025
Việc các công ty AI của Mỹ và Trung Quốc mở rộng hoạt động sang những thị trường mới là xu hướng lớn trong năm nay.
-
Công nghệ
Triển khai bệnh án điện tử: Chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số
13:30' - 09/07/2025
Đến nay, Hà Nội có 17/42 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.
-
Công nghệ
Phát huy sức trẻ, hỗ trợ người dân chuyển đổi số
07:30' - 09/07/2025
Các tình nguyện viên đến từng khu dân cư, hộ gia đình để hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng nền tảng số, hướng dẫn tra cứu, nộp hồ sơ trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính công thuận tiện.