Thi công cầm chừng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vì thiếu mặt bằng, đất đắp
Các mỏ đất quy hoạch phục vụ dự án chưa được cấp phép khai thác, trong khi đó nguồn đất ngoài thị trường khan hiếm, giá cao... khiến việc thi công cao tốc gặp nhiều khó khăn. Nếu không kịp thời tháo gỡ, dự án có nguy cơ chậm tiến độ.
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối năm 2023, đơn vị thi công nút giao Long Thành trên cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mới tiếp nhận được hơn 3 ha mặt bằng. Toàn bộ mặt bằng được bàn giao là đất của tổ chức, số còn lại (hơn 5 ha) đất hộ gia đình đang sử dụng vẫn chưa được bàn giao. Có một ít mặt bằng song do đường điện, ống nước trong phạm vi nút giao chưa được di dời nên việc thi công của nhà thầu gặp nhiều khó khăn.
Ông Đặng Xuân Nam, Chỉ huy trưởng thi công nút giao Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cho biết, đến nay hầu hết người dân trong phạm vi xây dựng nút giao vẫn chưa được bồi thường, hỗ trợ. Nhà thầu mong muốn ngành chức năng sớm xây dựng khu tái định cư, di dời dân và hệ thống hạ tầng kỹ thuật để bàn giao đất phục vụ dự án.
Trong liên danh gói thầu số 10, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thì Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) được giao xây dựng khoảng 9 km đường với gần 56 ha đất. Đến nay, CC1 mới nhận được 7 ha mặt bằng. Dù mặt bằng bàn giao ít, không liền mạch nhưng những tháng qua nhà thầu đã huy động nhân lực, máy móc đào đắp được một số đoạn. Do Đồng Nai không có mỏ đất phục vụ dự án nên nhà thầu phải mua đất thương mại. Tuy nhiên, nguồn đất trên thị trường rất khan hiếm, không ổn định.
Theo ông Trần Trường Sơn - Chỉ huy phó nhà thầu CC1, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hiện CC1 đang phải mua đất từ các mỏ cách xa công trường khoảng 30 km với giá cao hơn giá dự toán của dự án. Để làm 9 km đường, CC1 cần hơn 700.000 m3 đất, khi dự án thi công đồng loạt, nguồn đất thương mại chắc chắn không đáp ứng đủ. Nhà thầu mong cơ quan Trung ương, địa phương xem xét, có cơ chế để giải quyết bài toán vật liệu san lấp phục vụ dự án.
Ông Nguyễn Hồng Quế, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư tỉnh Đồng Nai (Ban Bồi thường) cho biết, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài gần 54 km; trong đó, đoạn qua Đồng Nai dài hơn 34 km, được chia làm 2 dự án thành phần. Để triển khai dự án ngành chức năng phải thu hồi hơn 290 ha đất của nhiều tổ chức và khoảng 3.500 hộ tại 11 xã, phường ở thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, đồng thời xây dựng 4 khu tái định cư.
Quá trình giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Nai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân do vùng dự án có hàng loạt trường hợp mua bán đất đai bằng giấy viết tay, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; khu tái định cư chậm được xây dựng. Ngoài ra, cao tốc cần hơn 5 triệu m3 đất đắp, song tỉnh không có mỏ đất cung cấp cho dự án.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trước đây việc giải phóng mặt bằng phục vụ 2 dự án thành phần cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu do Ban Bồi thường đảm nhận. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, mới đây, tỉnh đã thống nhất chủ trương giao huyện Long Thành giải phóng mặt bằng dự án thành phần 2. Để bố trí chỗ ở cho người dân nhường đất cho dự án, Đồng Nai đã khởi công xây dựng 2 khu tái định cư.
Hiện Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn phục vụ sân bay Long Thành còn thừa hơn 1.800 lô đất, tỉnh kiến nghị Trung ương cho phép được bố trí chỗ ở cho người dân nhường đất phục vụ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn. Cho phép tỉnh sử dụng đất giai đoạn 2 sân bay Long Thành để đắp nền cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm, chưa đạt yêu cầu. Do diện tích bàn giao ít nên các đơn vị chưa thể thi công đồng loạt trên tuyến. Ông Đinh Mạnh Đức, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý đầu tư, Xây dựng (Bộ Giao thông – Vận tải) cho rằng, tại Đồng Nai, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua các khu dân cư đông đúc, mật độ xây dựng cao. Vùng dự án có nhiều hồ sơ đất phức tạp, cần thời gian để xác minh, làm rõ. Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, tỉnh cần tăng cường lực lượng để làm công tác kiểm đếm đất đai, tài sản, xác nhận nguồn gốc đất. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương giải quyết khó khăn về nguồn đất đắp.
Theo kế hoạch, năm 2025 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, hiện dự án đoạn qua Đồng Nai vẫn rất ì ạch, bộn bề. Nếu các đơn vị liên quan không có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, dự án có nguy cơ không đạt tiến độ đề ra.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
21:02' - 10/03/2024
Chiều 10/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ 18 để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị ra “tối hậu thư” hoàn thành các khu tái định cư Dự án cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
18:27' - 09/03/2024
Quảng Trị quyết liệt chỉ đạo các địa phương gấp rút hoàn thành các khu tái định cư Dự án cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ, chậm nhất ngày 31/3.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên dự kiến ngày 15/3 bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc
17:05' - 08/03/2024
Mục tiêu của tỉnh Phú Yên đến ngày 15/3/2024 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư thi công các dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh và Chí Thạnh - Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Có khoảng 240 thửa đất vắng chủ tại cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
19:31' - 07/03/2024
Qua kiểm đếm tại cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn Đồng Nai, vùng dự án có khoảng 240 thửa đất (diện tích hơn 18ha) chưa xác định được chủ sử dụng đất (đất vắng chủ).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.