Thi THPT quốc gia: Sẽ thay đổi để tăng cường bảo mật và phát hiện gian lận
Ngày 17/9, Ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia tổ chức cuộc họp mở rộng với sự tham gia của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh thành, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) để đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan toàn bộ kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 và đề ra phương hướng cho những năm tiếp theo.
Rà soát các khâu của kỳ thi Chia sẻ một số thông tin về cuộc họp, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Các đại biểu dự cuộc họp đã khẳng định những kết quả đạt được của Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 là quan trọng, cần được ghi nhận.Đó là sự nỗ lực của các địa phương trong việc tích cực chuẩn bị để tổ chức kỳ thi một cách tốt nhất có thể. Công tác phối hợp nhìn chung thuận lợi, hiệu quả hơn các năm trước.
Tuy nhiên, tiêu cực, sai phạm xảy ra ở một số địa phương dù là cá biệt nhưng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, tổn thương đến đội ngũ nhà giáo và những nhà quản lý giáo dục ở các địa phương.
Các đại biểu dự họp đồng tình với cách xử lý quyết liệt của Bộ, đúng người, đúng việc, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh và bảo vệ danh dự cho đông đảo đội ngũ nhà giáo.Đồng thời, các đại biểu cũng cho rằng, đây là dịp để xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện phương thức tổ chức kỳ thi những năm tới.
Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh: Một trong những bài học quan trọng là việc lựa chọn con người, nhân sự cụ thể để tham gia vào từng khâu của kỳ thi, đặc biệt là những khâu có tính bảo mật cao. Qua thảo luận nghiêm túc, đồng thời nhìn lại 4 năm tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, các đại biểu thống nhất: Kỳ thi được tổ chức như hiện nay là phù hợp với điều kiện dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương, đảm bảo gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thí sinh.Vì vậy, nên tiếp tục duy trì ổn định kỳ thi đến hết năm 2020, song cần điều chỉnh về kĩ thuật, hoàn thiện về mặt tổ chức để làm sao kỳ thi được tổ chức ngày càng nhẹ nhàng, hoàn thiện hơn, độ tin cậy cao hơn.
Cụ thể, một số phương hướng được đề xuất cho năm 2019 và năm 2020. Trước hết, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức thi, hoàn thiện Quy chế thi và hướng dẫn theo hướng cụ thể, chi tiết hơn; xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi; cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong kỳ thi.Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề thi, đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của kỳ thi.
Bên cạnh đó, cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Phương thức tổ chức coi thi, chấm thi cần được cải tiến theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu của Kỳ thi; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi; xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh, thành phố của mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).Công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi phải được chú trọng, nhất là các khâu trọng yếu như công tác đề thi, coi thi, chấm thi.
Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát; nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi.
Các giải pháp như vậy sẽ được cụ thể hóa trong quy chế và trong hướng dẫn để việc triển khai kỳ thi thuận lợi và nhuần nhuyễn trong những năm tới.
Liên quan đến đề xuất về chấm chéo giữa các địa phương, ông Mai Văn Trinh chia sẻ: Những năm trước đây, chúng ta đã tổ chức chấm chéo, nhưng bối cảnh tổ chức kỳ thi của những năm trước khác giờ nhiều.
Nay chúng ta có thuận lợi về công nghệ với những giải pháp công nghệ kèm theo nên nếu tổ chức chấm chéo, cách thức tổ chức cụ thể sẽ khác, không giống trước đây.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân nhắc một cách thận trọng. Những bài học kinh nghiệm, những gì diễn ra trong quá khứ sẽ được cân nhắc cụ thể để kế thừa, chắt lọc những tinh hoa, thuận lợi, nhưng phải áp dụng cụ thể với điều kiện hiện nay. Đặc biệt, tăng cường các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ để bảo đảm việc chấm thi khách quan.
Ông Mai Văn Trinh cũng khẳng định: Các thay đổi, điều chỉnh trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 và những năm tới đây đều hướng tới bảo đảm cho kỳ thi thực chất, công bằng hơn, hướng tới thuận lợi cho thí sinh. Thay đổi chủ yếu liên quan đến các vấn đề kỹ thuật.Những điều chỉnh nếu có chỉ tập trung vào người tổ chức thi, còn phía học sinh thì căn bản là ổn định, không thay đổi nên các em yên tâm học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế, hướng dẫn thi trong thời gian sớm nhất. Thời gian thi cố gắng giữ ổn định để các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động trong kế hoạch năm học.Các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động triển khai kế hoạch năm học theo hướng dẫn để bảo đảm, thi không phải là mục tiêu cuối cùng mà quan trọng hơn là tổ chức giảng dạy để học sinh có kiến thức, kỹ năng tốt nhất bước vào kỳ thi này cũng như sẵn sàng bước vào cuộc sống.
Nhiều kiến nghị để hoàn thiện kỳ thi Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam đề xuất: Chúng ta nên tách ra mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm. Như vậy, người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn.Trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách, khi xử lý phiếu trắc nghiệm họ sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật của bài thi.
Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong thanh tra, giám sát kì thi. Nếu có sự phối hợp một cách nghiêm túc giữa lực lượng Công an, thanh tra thi của Bộ, thanh tra thi của đia phương và chúng ta làm công tâm, chắc chắn những hiện tượng tiêu cực sẽ không thể xảy ra.
Bộ nên chỉ đạo để các trường đại học thấy rằng, việc các trường đại học về địa phương, cùng địa phương tổ chức thi là trách nhiệm của các trường nữa.
Hai năm vừa qua, việc bố trí cán bộ làm công tác thi ở địa phương không được một số trường đại học, cao đẳng quan tâm đúng mức, nhiều trường không cử giảng viên mà cử nhân viên làm nhiệm vụ coi thi; như vậy sẽ không đảm bảo tính nghiêm túc.
Bộ nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài việc phân công các trường đại học làm nhiệm vụ thanh tra ở địa phương, nhất thiết trong các đoàn thanh tra của địa phương, ít nhất phải có một người của Bộ.
Chúng ta không phải không tin các thành viên của các trường đại học, nhưng dù sao, các thành viên trong đoàn thanh tra kiểm tra có người của Bộ thì rõ ràng khi tác nghiệp, thực hiện công vụ đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy với xã hội hơn.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Về khâu coi thi, vẫn nên có sự phối hợp với các trường đại học, mỗi điểm thi nên có ít nhất có 3 trường, trong đó có trường đại học của Trung ương, địa phương, trường Trung học phổ thông để giảng viên, giáo viên các trường khi làm nhiệm vụ coi thi có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan.Khâu làm phách trong bài thi trắc nghiệm nên nghiên cứu để có thể mã hóa về phách, để cán bộ chấm thi không thể biết được bài đó là bài thi của học sinh nào. Hội đồng làm phách trắc nghiệm và tự luận nên cách ly triệt để đến khi chấm xong.
Kiến nghị về một số quy định xét đặc cách, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng nêu ý kiến: Bộ nên thay đổi điều kiện xét đặc cách với thí sinh chẳng may bị tai nạn về giao thông hoặc đau ốm không mong muốn.
Quy định hiện nay, các em được miễn giảm khi có điểm bài thi của tất cả các môn đã thi phải trên 5, nếu trước đây thì phù hợp, nhưng nay khi chúng ta vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa để xét tuyển đại học thì mức điểm trung bình chung của học sinh cả nước ở nhiều môn dưới 5 điểm.
Vì vậy, chúng ta cần thay đổi, có thể môn điểm thi của thí sinh cộng với điểm học của các em chia 2; hoặc so sánh với điểm trung bình chung của thí sinh cả nước sau khi chấm thi xong để ấn định điểm làm điều kiện để xét tuyển đặc cách với học sinh./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Nghiêm khắc phê bình các địa phương để xảy ra sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia
19:19' - 20/08/2018
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về Báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình về kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về xảy ra tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia
19:58' - 01/08/2018
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh và cho rằng kỳ thi THPT quốc gia vừa qua còn nhiều sơ hở.
-
Kinh tế & Xã hội
Đảm bảo chất lượng Kỳ thi THPT quốc gia: Bài 2: “Vá lỗ hổng”, hoàn thiện các khâu
09:00' - 29/07/2018
Các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo “vá lỗ hổng” trong quá trình tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, đảm bảo tính khách quan, trung thực.
-
Kinh tế & Xã hội
Đảm bảo chất lượng Kỳ thi THPT quốc gia: Bài 1: Vẫn nên duy trì ổn định Kỳ thi 2 trong 1
08:56' - 28/07/2018
Thời gian qua, dư luận xã hội và những người làm công tác giáo dục đều hết sức bức xúc khi xảy ra gian lận điểm thi trong Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018 ở một số địa phương.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án hình sự đối với sai phạm tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La
20:04' - 26/07/2018
Chiều tối 26/7, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La cho biết đã khởi tố vụ án hình sự đối với sai phạm liên quan đến kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hội đồng thi tỉnh Sơn La.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hội Cựu chiến binh TTXVN tri ân các Anh hùng liệt sỹ ở vùng "đất lửa" Quảng Trị
20:31'
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), ngày 22/11 Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tri ân, về nguồn tại Quảng Trị.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 23/11/2024. SXMB thứ Bảy ngày 23/11
19:30'
Bnews. XSMB 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 23/11/2024. XSMT thứ Bảy ngày 23/11
19:30'
Bnews. XSMT 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 23/11/2024. XSMN thứ Bảy ngày 23/11
19:30'
Bnews. XSMN 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMN thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 23/11/2024
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh: Sơ tán tại Sân bay Gatwick do sự cố an ninh
19:00'
Sân bay Gatwick tại London, sân bay nhộn nhịp thứ hai ở Anh, đã sơ tán một phần lớn nhà ga như một biện pháp phòng ngừa do sự cố an ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
XSLA 23/11 Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024. SXLA ngày 23/11
19:00'
Bnews. XSLA 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 23/11. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBP 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024. SXBP ngày 23/11
19:00'
Bnews. XSBP 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng "ngôi nhà chung" của những người làm báo
17:59'
Chiều 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị "Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo".