Thị trường M&A đang bùng nổ tại Nhật Bản
Năm 2024, hoạt động M&A tại Nhật Bản đã tăng 44% so với cùng kỳ năm trước đó và đạt hơn 230 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2018. Con số này vượt xa mức tăng trưởng 38% của toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một số thương vụ tiêu biểu bao gồm: thương vụ tư nhân hóa Seven & i Holdings Co. (công ty mẹ của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven) trị giá 57 tỷ USD để ứng phó với đề nghị mua lại từ Alimentation Couche-Tard Inc. (chủ sở hữu chuỗi cửa hàng Circle K), hay cuộc thảo luận giữa Honda và Nissan Motor Co. nhằm tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi một sự thay đổi căn bản trong chiến lược của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhờ vào nguồn dự trữ tiền mặt dồi dào, định giá thấp, áp lực từ các nhà đầu tư đấu tranh vì quyền lợi cổ đông cũng như từ các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu.
Các công ty đang trở nên chủ động hơn trong việc theo đuổi các cơ hội tăng trưởng cả ở trong nước và quốc tế. Từng vốn rất thận trọng, các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang đón nhận những lựa chọn nhiều rủi ro hơn như hợp tác với các quỹ đầu tư tư nhân và xem xét sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh. Các quỹ đầu cơ như Elliott Investment Management và ValueAct Capital Partners đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi này. Họ đang gia tăng hoạt động tại Nhật Bản, nhắm mục tiêu vào các công ty bị định giá thấp nhưng có kết quả kinh doanh mạnh mẽ. Từng bị e dè, nay các quỹ này đang nhận được sự ủng hộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, trong khi các tổ chức như Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo cũng đang thúc đẩy cải thiện lợi nhuận cho cổ đông. Theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg, Nhật Bản đã ghi nhận gần 150 chiến dịch của các nhà đầu tư chủ động trong năm 2024, tăng 50% so với năm 2023. Theo ông Kenichi Sekiguchi, một đối tác tại công ty luật Mori Hamada, áp lực này đang buộc các công ty phải xem xét việc chuyển sang tư nhân hóa hoặc sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Ông dự đoán một số giao dịch quy mô đáng kể sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2025, với giá trị từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD. Theo ông Tetsuro Onitsuka, một đối tác tại công ty đầu tư EQT AB, việc tư nhân hóa đang trở thành một lựa chọn ngày càng hấp dẫn hơn so với việc trở thành công ty con của một đối thủ. Ông nhận định rằng dù Nhật Bản chưa thể có thị trường sôi động như Mỹ, những thay đổi trong nhận thức này đang mang tới nhiều cơ hội, lựa chọn hơn cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, bất chấp những thách thức như đồng yen yếu và việc Chính phủ Mỹ chặn thương vụ Nippon Steel mua lại US Steel Corp., các công ty Nhật Bản vẫn tích cực thực hiện các thương vụ mua lại doanh nghiệp ở nước ngoài. Điều này chủ yếu nhờ lượng dự trữ tiền mặt cao - một phần do hoạt động thoái vốn khỏi các khoản đầu tư cổ phần chiến lược như thương vụ mua lại cổ phiếu trị giá 806,8 tỷ yen của Toyota. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng và bảo hiểm sẽ đặc biệt hấp dẫn với các công ty Nhật Bản do xu hướng suy giảm dân số tại nước này. Ông Ken LeBrun, một đối tác tại công ty luật Davis Polk & Wardwell, dự đoán nhiều thương vụ trị giá hàng tỷ USD sẽ diễn ra trong năm tới, nhờ vào nguồn tiền mặt sẵn có cùng những khoản vay từ các ngân hàng Nhật Bản. Đối với nhiều công ty Nhật Bản, để đạt được tác động kinh doanh đáng kể, họ phải thực hiện các thương vụ quy mô lớn.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thương vụ sáp nhập tạo nên "gã khổng lồ" cung cấp nội dung trực quan
09:33' - 08/01/2025
Công ty truyền thông chuyên cung cấp hình ảnh Getty Images Holdings và Shutterstock, nền tảng cung cấp hình ảnh, video, âm nhạc và công cụ chỉnh sửa, đã chính thức đạt thỏa thuận sáp nhập.
-
Doanh nghiệp
Các vụ sáp nhập doanh nghiệp tại Thái Lan bùng nổ trong năm 2024
15:21' - 02/01/2025
Năm 2024, các vụ sáp nhập doanh nghiệp tại Thái Lan tăng vọt, cao gần gấp 3 lần giá trị ghi nhận năm 2023, với các lĩnh vực vận tải, y tế và bảo hiểm dẫn đầu tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng kỷ lục
12:29'
Công ty phân tích thị trường S&P Global Market Intelligence cho biết trong quý I/2025, số lượng công ty lớn của Mỹ nộp đơn xin phá sản đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
-
Doanh nghiệp
Unilever đầu tư nhà máy trị giá 800 triệu USD tại Mexico
08:56'
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico.
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu giảm sâu, Petrolimex ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng
15:54' - 10/04/2025
Với việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay 10/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Vinachem thực hiện giải pháp bứt phá hướng tới tăng trưởng hai con số
15:26' - 10/04/2025
Vinachem và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam vừa ký giao ước thi đua hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ: Thỏa thuận TikTok vẫn còn "trên bàn đàm phán"
12:56' - 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 cho biết, thỏa thuận tách riêng tài sản của TikTok tại Mỹ vẫn đang được xem xét, chỉ vài ngày sau khi kế hoạch này bị tạm hoãn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
10:33' - 10/04/2025
Gần 8.000 doanh nghiệp và doanh nhân Đức đã quy tụ tại Berlin tham gia “Ngày tương lai của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, sự kiện thường niên do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW) tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Lần đầu tiên SK Hynix "qua mặt" Samsung về thị phần DRAM tính
08:49' - 10/04/2025
Công ty sản xuất chip SK Hynix Inc của Hàn Quốc lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong thị trường toàn cầu về Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) trong quý 1 vừa qua.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48' - 09/04/2025
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28' - 09/04/2025
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.