Thị trường dầu mỏ: Một tuần trồi sụt
Giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/2), khi nguy cơ gián đoạn nguồn cung lắng xuống nếu phương Tây chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với Moskva. Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu được hạn chế trong bối cảnh Mỹ trì hoãn áp thuế quan đối ứng.
Cụ thể, khép lại phiên này, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 28 xu Mỹ (0,37%), xuống 74,74 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ hạ 55 xu Mỹ (0,77%), xuống 70,74 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent tăng 0,11%, trong khi giá dầu WTI giảm khoảng 0,37%.
Sau hai phiên tăng liên tiếp đầu tuần, giá dầu quay đầu giảm hơn 2% vào phiên ngày 12/2 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ đã có các cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong đó cả hai bên đều bày tỏ mong muốn tìm kiếm hòa bình. Diễn biến này làm dấy lên kỳ vọng rằng lệnh trừng phạt đối với Nga có thể được dỡ bỏ, qua đó thúc đẩy nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Thị trường dầu mỏ cũng chịu tác động từ diễn biến của nguồn cung toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), xuất khẩu dầu mỏ của Nga có thể tiếp tục được duy trì ở mức hiện tại nếu Moskva tìm ra phương án giải quyết các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ. Trong khi đó, chính quyền Mỹ vẫn giữ lập trường cứng rắn với Iran.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Mỹ có thể gây áp lực kinh tế tối đa lên Iran. Ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã đẩy xuất khẩu dầu của Iran xuống gần bằng 0 sau khi áp dụng lại các lệnh trừng phạt nước này. Bên cạnh các yếu tố địa chính trị, các dữ liệu kinh tế mới của Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến thị trường dầu.
Số liệu lạm phát tháng 1/2025 cao hơn dự báo, làm gia tăng đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể trì hoãn cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt, và ngân hàng trung ương sẽ không vội vàng thay đổi chính sách tiền tệ nếu lạm phát không giảm thêm. Điều này làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với nhu cầu dầu mỏ, trong bối cảnh giá nhiên liệu vẫn đang chịu sức ép từ chi phí đi vay cao.
Mặc dù có những lo ngại về nguồn cung dồi dào, triển vọng dài hạn của thị trường dầu vẫn khá tích cực. Theo dự báo của IEA, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 và 2026, với mức tăng lần lượt là 1,45 triệu thùng/ngày và 1,43 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng dự báo tổng sản lượng dầu mỏ thế giới sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2026, với mức tiêu thụ toàn cầu tăng lên 105,2 triệu thùng/ngày.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Tài chính
Đôn đốc 13 địa phương thực hiện hóa đơn điện tử từng lần với bán lẻ xăng dầu
16:14' - 14/02/2025
Tổng cục thuế đã gửi công văn đến các tỉnh thành Bình Dương, Đắk Nông, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Bình, Cà Mau và Bình Phước.
-
Hàng hoá
Mỹ hoãn thuế quan giúp giá dầu dứt chuỗi giảm ba tuần liên tiếp
15:18' - 14/02/2025
Giá dầu dự kiến sẽ chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài ba tuần, nhờ nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng và kỳ vọng kế hoạch áp thuế quan đối ứng toàn cầu của Mỹ sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi ngang sau thông báo hoãn áp thuế của Mỹ
07:43' - 14/02/2025
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, cho biết, thị trường sẽ chứng kiến giá dầu phục hồi mạnh mẽ khi thuế quan chưa có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu đi lên nhờ kỳ vọng về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc
15:31'
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 16/7 nhờ kỳ vọng về nhu cầu mùa Hè tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 17/7
10:29'
Tại kỳ điều hành ngày 17/7, giá xăng bán lẻ được dự báo có thể giảm nhẹ 0,4% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê giảm gần 1,5%
09:07'
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến lực bán áp đảo trên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm; trong đó, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt suy yếu sau phiên hồi phục đầu tuần.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm sau "tối hậu thư" của Mỹ đối với Nga
08:03'
Giá dầu thế giới giảm chưa đến 1% trong phiên ngày 15/7, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hạn chót 50 ngày để Nga chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine và tránh các lệnh trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.