Thị trường điện mặt trời ở Việt Nam hiện có hấp dẫn?
Phát triển năng lượng mặt trời đang là xu hướng tất yếu của thế giới nhờ ưu thế về giá và hiệu quả đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ, các nhà đầu tư chưa chú trọng vào các dự án điện mặt trời do các chính sách liên quan đến phát triển nguồn năng lượng này chưa ổn định…
Đó là đánh giá của giới chuyên gia trong và ngoài nước tại Hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam – Xu hướng gần đây và các vấn đề mới nổi” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức ngày 21/8.
Giàu tiềm năng
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000 - 5.000 giờ/năm.
Tuy nhiên, dù tiềm năng rất lớn nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ.
Đơn cử, dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là dự án được triển khai từ năm 2014 và hoàn thành việc xây dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 nhưng công suất chỉ đạt 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh.
Chỉ có một dự án điện mặt trời tại Quảng Ngãi nối lưới là dự án có quy mô tương đối lớn song cũng mới đang ở giai đoạn hoàn thiện.
Mục tiêu phát triển nguồn điện gió và điện mặt trời vào năm 2030 theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) có tham vọng lớn hơn nhiều so với năm 2020, với công suất 6.000 MW điện gió và 12.000 MW điện mặt trời.
Điều này đồng nghĩa, điện gió tăng gần 8 lần và điện mặt trời tăng 15 lần. Đây là mục tiêu, nhưng cũng là thách thức rất lớn cho các cơ quan nhà quản lý nhà nước, EVN và các chủ đầu tư.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá, giá điện mặt trời ở Việt Nam được ưu đãi cao hơn nhiều so với các nước nhưng vẫn chưa đượcc nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư các dự án công suất cao, hiện nay mới chỉ duy nhất có Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chú trọng đầu tư vào các dự án lớn.
“Bỏ lỡ cơ hội này thực sự là điều đáng tiếc đối với các nhà đầu tư trong nước vì tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất lớn” – ông Rainer Brohm, Công ty tư vấn Năng lượng tái tạo RB (Đức) nhận định.
Nói về những lo ngại đối với khả năng tác động đến môi trường của các tấm pin điện Mặt trời nếu được xây dựng với số lượng dày lên ở Việt Nam, ông Rainer Brohm cho rằng, các tấm pin năng lượng mặt trời hoàn toàn không có những nguy cơ gây hại đến môi trường giống như các nguồn nhiệt điện than.
Phân tích rõ hơn về nhận định này, ông cho biết, hoàn toàn không có một tác động gì từ các tế bào quang điện. “Nghĩa là không có khí phát thải gì ảnh hưởng đến môi trường khi chúng ta sản xuất các tấm tế bào quang điện” - ông Rainer Brohm cho biết.
Theo vị này, các tấm pin quang điện có thể sử dụng từ 1 – 4 năm, sau đó có thể tái chế, các nước châu Âu đã sản xuất và sử dụng tái chế các tấm pin năng lượng một cách rất hiệu quả.
Cần cơ chế ổn định về giá
Cũng theo vị chuyên gia người Đức, những tấm pin mặt trời không tạo ra âm thanh, không tạo ra khí phát thải, chỉ hơi tỏa nhiệt cao, do đó, chúng ta chỉ cần xem xét nên lắp đặt các tấm pin mặt trời ở xa sân bay là hợp lý hơn cả.
Ngoài việc xây dựng chính sách để thực hiện phát triển năng lượng điện tái tạo, các chuyên gia cho rằng, cần có những cơ chế về giá để hấp dẫn các nhà đầu tư hơn nữa.
Ông Đỗ Đức Tưởng, Cố vấn Năng lượng sạch Chương trình Năng lượng của USAID Việt Nam cho rằng, việc đầu tư vào điện mặt trời ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Nhà đầu tư mong muốn có một chính sách giá điện mặt trời dài hơi và ổn định hơn để có thể khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này hơn nữa.
Tại hội thảo, các ý kiến chuyên gia đều cho rằng, thị trường điện mặt trời tại Việt Nam đang rất hấp dẫn. Giá thiết bị điện mặt trời đang ngày càng rẻ (cách đây 5 năm, giá tấm pin điện mặt trời từ 3-4 USD/Wp thì đến nay chỉ còn khoảng 0,5 USD/Wp).
Từ thực tế này, giới chuyên cho rằng, ngoài đáp ứng về nguồn nhân lực, nhà nước cũng cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn (ví dụ như tiêu chuẩn tấm pin, invester chuyển điện, giàn khung đỡ…) để giúp người tiêu dùng mua đúng sản phẩm chất lượng.
Đặc biệt, cần sớm ban hành cơ chế giá điện mặt trời hợp lý và cơ chế hòa lưới điện quốc gia; ban hành bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng và thực hiện thử nghiệm chất lượng để hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời.
Theo bà Hoàng Thu Hường, Vụ phó Vụ Công nghệp Ủy ban kinh tế Trung ương, hệ thống cơ sở hạ tầng điện ở Việt Nam cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên, tới đây cần đầu tư phát triển hơn nữa để đáp ứng mục tiêu đặt ra, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cũng theo bà Hường, dư địa để sản xuất điện mặt trời ở Việt Nam rất lớn.
Chính phủ cũng đang đưa ra nhiều cơ chế về lĩnh vực giá cho điện mặt trời, điện gió nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển nguồn năng lượng này./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hợp tác phát triển điện gió và điện mặt trời tại Ninh Thuận
15:12' - 10/06/2017
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Trungnam Group phối hợp cùng Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam – Trungnam Wind Power tổ chức lễ ký kết hợp tác phát triển điện gió và điện mặt trời.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất Trung Mỹ đi vào hoạt động
09:41' - 10/05/2017
El Salvador vừa đưa vào hoạt động Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất khu vực Trung Mỹ, với công suất thiết kế 101 MW và tổng vốn đầu tư lên đến 1,6 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng điện Mặt trời của Trung Quốc tăng vọt trong Quý 1/2017
08:32' - 05/05/2017
Các nhà máy điện Mặt trời của Trung Quốc trong Quý 1/2017 đã đạt tổng sản lượng 21,4 tỷ kWh, chiếm 1,47% trong cơ cấu các nguồn phát điện của toàn bộ nền kinh tế.
-
DN cần biết
Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
15:40' - 14/04/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017 đến 30/6/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Một số địa phương ở Đức áp đặt lệnh giới nghiêm để phòng dịch COVID-19
15:26'
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, bang Brandenburg có kế hoạch từ ngày 19/4 tới sẽ áp đặt giới nghiêm vào ban đêm.
-
Kinh tế & Xã hội
Ontario lập chốt kiểm soát ở ranh giới đất liền để ngăn dịch COVID-19
15:13'
Ontario - tỉnh đông dân nhất tại Canada- đang lập các chốt kiểm soát tại ranh giới đất liền của tỉnh và tăng cường quyền hạn của cảnh sát trong việc thực thi các biện pháp y tế công cộng.
-
Kinh tế & Xã hội
Ukraine tiếp nhận lô vaccine của hãng Pfizer/BioNTech qua cơ chế COVAX
14:59'
Ngày 16/4, Bộ Y tế Ukraine cho biết nước này đã nhận được lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer/BioNTech gồm 117.000 liều thông qua cơ chế COVAX.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao kỷ lục
14:56'
Ngày 17/4, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đã ghi nhận 234.692 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch cắt điện Hà Nội ngày mai 18/4
14:09'
Lịch cắt điện các quận tại Hà Nội ngày mai 18/4 cập nhật mới nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ chi 1,7 tỷ USD nghiên cứu hệ gen các biến thể của virus Corona
13:57'
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden ngày 16/4 tuyên bố sẽ chi 1,7 tỷ USD để tăng cường khả năng nghiên cứu hệ gen của các biến thể của virus Corona.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xưởng sản xuất làm 3 công nhân tử vong
12:05'
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam ở Khu công nghiệp Vsip, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, làm 3 công nhân tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Mưa to, một số tuyến đường lại ngập
11:34'
Trận mưa to do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió lúc rạng sáng 17/4 đã gây ngập cục bộ tại một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Ai quản lý loại hình dịch vụ chăm sóc sắc đẹp?
10:11'
Chỉ trong tháng 3/2021, lực lượng chức năng tại Tp Hồ Chí Minh đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 24 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không có giấy phép trên địa bàn.