Thị trường hải sản Pháp nhiều tiềm năng
Kantar-TNS là một trong những công ty hàng đầu chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin thị trường tại Pháp thuộc Tập đoàn quốc tế nghiên cứu và thăm dò thị trường TNS có trụ sở tại Anh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2018, mỗi người Pháp tiêu thụ trung bình khoảng 34 kg hải sản mỗi năm, giảm so với mức trung bình 36 kg trong năm 2011.
Chỉ 34% người Pháp ăn cá hai lần một tuần, phù hợp với các khuyến nghị của Cơ quan Thực phẩm, Môi trường và Sức khỏe - An toàn nghề nghiệp Pháp (ANSES).
Với con số này, Pháp bị xếp ở vị trí áp chót về mức tiêu thụ hải sản trong số các quốc gia hàng đầu châu Âu. Hơn nữa, Pháp không chỉ cách xa Tây Ban Nha, với 67% người tiêu dùng ăn hải sản hai lần một tuần mà còn cả Bồ Đào Nha, với 75% và Na Uy là 71%.
Mặc dù là một trong những nước tiêu thụ thủy sản ít nhất ở châu Âu nhưng Pháp vẫn là thị trường nhiều triển vọng cho loại hàng hóa này. Báo cáo nghiên cứu của Kantar-TNS cũng cho biết hải sản sẽ ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn vì các lý do môi trường và an ninh lương thực.Người tiêu dùng Pháp cũng như châu Âu đang nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy và hải sản. Báo cáo khẳng định từ năm 2016 đến nay, hình ảnh nuôi trồng thủy và hải sản đã được cải thiện đáng kể.
Hiện nay, vấn đề về chất lượng và giá thành các sản phẩm nuôi trồng thủy và hải sản chính là lợi thế được thừa nhận. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến sự minh bạch về phương pháp sản xuất cũng đã khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi tiêu thụ sản phẩm thủy và hải sản.
Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người tiêu dùng Pháp cho rằng cá nuôi sạch, chất lượng tốt và là sản phẩm tuân thủ các yếu tố về môi trường… Ngoài ra, những mối quan tâm mới về sức khỏe và môi trường cũng đang thúc đẩy người tiêu dùng Pháp ăn nhiều hải sản và thực phẩm nguồn gốc từ thực vật hơn.
Ở Pháp, giới trẻ là những người tiêu thụ hải sản nhiều nhất, từ 58 bữa đến 72 bữa hải sản mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018.
Báo cáo nghiên cứu của Công ty Kantar-TNS dự báo nếu 32% người Pháp (tức khoảng 21 triệu người) tăng mức tiêu thụ thêm một phần hàng tháng, thì mỗi năm sẽ tăng thêm 252 triệu bữa ăn bổ sung, tức tăng thêm 30.000 tấn và giá trị thị trường sẽ tăng thêm 5%. Báo cáo của Kantar-TNS kết luận, thâm hụt thương mại của Pháp trong xuất và nhập khẩu các sản phẩm thủy sản đang ngày càng gia tăng (trung bình mỗi năm khoảng từ 7,3%).Nhập khẩu thủy sản của Pháp tăng gần 10% (gần 300 triệu euro), lần đầu vượt 6 tỷ euro (tăng lên khoảng 500 triệu euro/tháng). Trong khi đó, xuất khẩu hải sản của Pháp đạt gần 2 tỷ euro, chỉ tăng 1,5%.
Pháp nhập khẩu các sản phẩm thủy và hải sản tươi sống cũng như đã chế biến từ 18 quốc gia chính, trong đó có Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Ecuador và Hà Lan. Về khối lượng, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất cho Pháp, chiếm gần 110 tấn.
Tiếp theo là các nước Na Uy, Anh, Trung Quốc, Hà Lan… Về giá trị, Na Uy là quốc gia cung cấp thủy sản lớn nhất trong số 5 quốc gia cho Pháp bao gồm Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Ecuador và Hà Lan.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp vẫn quyết tăng thuế nhiên liệu bất chấp biểu tình
09:37' - 19/11/2018
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe khẳng định chính phủ nước này sẽ không rút lại quyết định tăng thuế nhiên liệu mới áp dụng từ tháng 10 vừa qua, bất chấp các cuộc biểu tình phản đối trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Pháp cảnh báo về Brexit
18:47' - 16/11/2018
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp được đưa ra trong khi tại Anh, Thủ tướng Theresa May đang phải bảo vệ thỏa thuận sơ bộ đạt được với EU trước làn sóng phản đối và chỉ trích gay gắt trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48'
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.