Thị trường hàng hoá ổn định, vận chuyển lưu thông được cải thiện
Thông tin nhanh từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về tình cung ứng và giá cả hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho biết, tính đến trưa 17/7, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố đã được cải thiện, nguồn hàng cung ứng ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu mua sắm của người dân.
Về tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa tại Tp. Hồ Chí Minh, theo Tổng cục Quản lý thị trường, sau 2 ngày sức mua hàng tăng cao do tin đồn phong tỏa toàn thành phố, từ trưa ngày 16/7, lượng người đến siêu thị mua sắm giảm mạnh. Ngày 17/7, lượng khách hàng thưa thớt, các siêu thị không còn phát phiếu hẹn giờ vào siêu thị.
Theo ghi nhận, các siêu thị, hệ thống bán lẻ đều thực hiện nghiêm quy tắc phòng, chống dịch 5K. Nguồn hàng được bổ sung liên tục, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân.
Tuy nhiên, trong chiều 16/7, có vài khu vực hết rau xanh cục bộ, nguyên nhân là do trước đó, trong ngày 14 và 15/7, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ nên nhiều siêu thị, cửa hàng chưa kịp bổ sung nguồn hàng.
Trong ngày 17/7, một số chợ truyền thống đã mở quầy bán rau, củ, quả… mặc dù Tp. Hồ Chí Minh chưa chính thức cho mở cửa.
Thông tin từ Sở Công Thương Thành phố cũng cho biết, đơn vị này đang vận động nhiều doanh nghiệp tham gia mở nhiều điểm bán lẻ thực phẩm tươi sống và thí điểm 2 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức cho phép một số hộ mở lại mua bán rau, củ, quả, thịt.
Đáng chú ý, trong ngày, việc vận chuyển thực phẩm tươi sống vào Tp. Hồ Chí Minh được thuận lợi hơn.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện, giá một số mặt hàng thiết yếu như trứng gà, trứng vịt… bán bên ngoài siêu thị có giá khá cao, từ 35.000-45.000 đồng/10 trứng, cá biệt có một số người lén lút bán 55.000 đồng/10 trứng gà.
Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, ngay trong chiều 16/7, sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng giá nhiều mặt hàng trong dịch COVID-19 các Đội Quản lý thị trường của Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã lập tức tiến hành kiểm tra và làm việc với 75/641 cửa hàng tại các địa bàn quận 1, quận 3, quận 5, quận 7, quận 10, quận 11, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Phú Nhuận, Thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh.
Ghi nhận của lực lượng quản lý thị trường cho thấy, nhìn chung hàng hóa tại các cửa hàng dồi dào, thực hiện niêm yết giá bán theo quy định.
Trong những ngày tới, để ngăn chặn tình trạng lợi dụng khó khăn tăng giá, trục lợi, Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh sẽ thường xuyên nắm bắt, kiểm tra kịp thời để phát hiện những hành vi vi phạm, nhất là với những mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch như vật tư y tế, thuốc tân dược và các mặt hàng bà con tiêu dùng hàng ngày như rau củ quả, thịt, cá trứng...
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh cũng công khai và niêm yết số điện thoại đường dây nóng 028.39322491 để người dân, siêu thị phản ánh khi có tình trạng gom hàng siêu thị đem ra ngoài bán hoặc tăng giá bất hợp lý. Các Đội Quản lý thị trường sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra trong những ngày tiếp theo.
Tại tỉnh Phú Yên, tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá và các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, một số chợ truyền thống còn hoạt động… nhìn chung ổn định, cung ứng đủ nhu cầu người dân.
Tại tỉnh Ninh Thuận, sau khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thử tướng Chính phủ, sức mua tăng mạnh, đến nay lượng hàng hoá tại siêu thị và chợ được cung ứng đầy đủ, giá có tăng nhẹ.
Hàng hoá qua địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, các xe vận chuyển hàng hoá chỉ cần có Tờ khai lịch trình di chuyển gửi mail đến Sở Giao thông vận tải và lái xe có giấy xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 có thời hạn trong vòng 72 giờ xuất trình tại các chốt kiểm soát dịch, thực hiện 5K.
Thực phẩm thiết yếu từ các nhà máy sản xuất về tỉnh hiện có chậm hơn trước do diễn biến dịch phức tạp tại các địa phương và việc vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh đang gặp khó khan về thủ tục kiểm soát dịch bệnh.
Tại tỉnh Bình Thuận, sức mua hàng hóa của người dân vẫn còn cao nhưng đã giảm so với hôm qua. Giá các mặt hàng thịt heo, thịt bò, trứng và các loại rau củ quả không tăng so với ngày 16/7/2021 nhưng có tăng so với ngày 1/7/2021 (mặt hàng trứng tăng từ 40-50%, rau củ quả tăng từ 20-30%...); các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cũng như tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, hàng hóa thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm đa dạng, dồi dào, bảo đảm đủ cung ứng cho người dân.
Riêng đối với mặt hàng trứng gà, trứng vịt tại địa bàn thị xã La Gi, hiện nay lượng hàng cung cấp cho nhu cầu của nhân dân còn ít, một số nơi không còn mặt hàng này do chỉ còn 04 chợ hoạt động (chợ Tân Hải, chợ Tân Phước, chợ Tân Tiến, chợ Tân An hoạt động 1 phần), các chợ còn lại đã bị phong tỏa tạm thời.
Tại tỉnh Đồng Nai, tình hình cung ứng thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá... các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… dồi dào, ổn định. Sức mua của người dân đã giảm hơn so với các ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên do các chợ truyền thống vẫn đang tạm dừng nên lượng người đến mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích vẫn còn đông, hàng hóa đa dạng, giá các loại lương thực, thực phẩm ổn định.
Cùng với đó, tại tỉnh Bình Phước, hàng hoá tại siêu thị, chợ truyền thống đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng. Mặt hàng lương thực thực phẩm tăng giá khoảng 7%-52% so với đầu tháng.
Ngoài ra, tại các tỉnh, thành phố khác, do lo ngại tình hình dịch COVID-19 nên người dân cũng tăng mua các loại thực phẩm thiết yếu. Tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống rau, củ, quả, trứng, thịt, cá... các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống, nguồn hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Bên cạnh nhiệm vụ giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam còn thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác và cử công chức phối hợp với lực lượng chức năng khác chống dịch.
Lực lượng Quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra các mặt hàng bày bán trong Bách Hóa Xanh sau khi nhận được phản ánh, hệ thống siêu thị này tăng giá bán trong dịch COVID-19.
Điển hình, từ ngày 8/7 đến nay, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã kiểm tra, xử phạt 21 vụ, số tiền là gần 16 triệu đồng về hành vi không thực hiện niêm yết giá bán.
Tương tự, tại Cục Quản lý thị trường Tiền Giang, từ ngày 1/6/2021 đến nay Cục kiểm tra đột xuất 41 vụ, thu phạt 33.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm thiết yếu, thuốc tân dược, khẩu trang y tế, găng tay y tế và nước rửa tay sát khuẩn không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc tăng cường kiểm tra kiểm soát, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phía Nam đều công khai đường dây nóng của Đội trưởng, Lãnh đạo Cục/Văn phòng Cục Quản lý thị trường để tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về thị trường hàng hóa và phòng chống COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai thêm “luồng xanh” đường thủy để vận chuyển hàng hóa thiết yếu
21:55' - 16/07/2021
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đề xuất triển khai thêm "luồng xanh" đường thủy để vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
-
Kinh tế & Xã hội
Cần Thơ thiết lập lại lưu thông hàng hóa thiết yếu đáp ứng đủ nguồn cung
21:39' - 16/07/2021
UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn khẩn yêu cầu các sở, ngành thiết lập lại việc lưu thông hàng hóa thiết yếu trên đường bộ, đường thủy, đáp ứng đủ nguồn cung cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh cấp hơn 12.000 giấy nhận diện cho xe chở hàng hóa thiết yếu lưu thông
18:53' - 11/07/2021
Đến chiều 11/7, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đã cấp giấy nhận diện cho hơn 12.000 phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu đi vào “luồng xanh” tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19' - 27/03/2023
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40' - 27/03/2023
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32' - 27/03/2023
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59' - 27/03/2023
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57' - 27/03/2023
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53' - 27/03/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33' - 27/03/2023
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30' - 27/03/2023
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37' - 27/03/2023
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.