Thị trường hàng hóa Pháp thiếu nguồn cung nghiêm trọng
Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều biến động, khiến nhiều công ty sản xuất hoặc vận tải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động, cách tiêu dùng thay đổi, thương mại điện tử tăng đột ngột, vận chuyển hàng hóa tắc nghẽn và chi phí tăng vọt…, dẫn đến đứt gãy nguồn cung.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong bối cảnh đó, thị trường Pháp có chung tâm lý lo lắng với các thị trường thế giới, khi nền kinh tế dần phục hồi kéo theo những thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng.
Sự phục hồi mạnh mẽ của thương mại thế giới, trong khi chuỗi cung ứng rối loạn, đang gây căng thẳng trên thị trường quần áo và giày dép. Các thương hiệu đều có chung tình trạng chậm giao hàng, tăng chi phí…
Thậm chí chỉ 30 - 40% mẫu giày dép nhập từ châu Á đến được địa chỉ tại Pháp. Dự báo mặt hàng quần áo cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Các hãng thời trang lớn đều phải dự liệu tác động của tình trạng thiếu nguồn cung đối với doanh số của mình. Chẳng hạn, Nike đã điều chỉnh hạ triển vọng tăng trưởng ròng xuống còn 5%, trong khi Adidas dự báo lỗ 500 triệu euro.
Giày thể thao, đặc biệt những mẫu hàng sản xuất ở châu Á, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, thương hiệu thời trang H&M cũng thừa nhận không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu tại châu Âu.
Primark thừa nhận chuỗi cung ứng đang gây ra sự chậm trễ ở một số mặt hàng, nhất là khi Giáng sinh đang tới gần.
Trong lĩnh vực nội thất, hãng Ikea cho biết từ cuối tháng 9, các kệ hàng tại Pháp đều thiếu hụt khoảng 20% tất cả các mẫu hàng, kể cả các phụ kiện và đồ nội thất nhỏ.
Hãng này dự báo tình hình này có thể sẽ tiếp diễn trong trong năm tài chính 2022. Tình trạng thiếu tài xế xe tải đường dài và nguyên liệu thô khiến việc đáp ứng thời hạn giao hàng càng trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, 80% nguồn cung cấp đồ nội thất bên ngoài ở thị trường Pháp đến từ châu Âu, điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ thiếu hụt.
Về thiết bị điện gia dụng, tình hình căng thẳng hơn do sản xuất phụ thuộc vào các linh kiện điện tử được sản xuất tại châu Á nên thời gian cung ứng luôn kéo dài thêm. Nếu giao thông đường biển vẫn khó khăn như hiện nay, các hãng đều không mong đợi tình hình sẽ được cải thiện trong năm tới.
Đối với lĩnh vực thiết bị điện tử, các mặt hàng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, TV... cũng ngày càng chịu nhiều áp lực về nguồn cung.
Các nhà sản xuất đều thừa nhận tình trạng nguồn cung khó khăn. Một phần nguyên nhân là do thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, thành phần thiết yếu của tất cả các thiết bị điện tử.
Mặc hàng xe đạp cũng đang trong tình trạng khan hiếm hàng, vì ngoài những khó khăn ảnh hưởng đến thương mại thế giới, nhu cầu đối với xe đạp đã tăng đáng kể trong bối cảnh đại dịch. Hãng Decathlon cho biết đối với một số mẫu xe thịnh hành nhất của hãng, thời gian giao phụ tùng lắp ráp có khi vượt quá 500 ngày.
Tình trạng khó khăn nguồn cung đồ chơi thường diễn ra phổ biến khi Giáng sinh đến gần.
Nhưng năm nay, tình hình có vẻ tiêu cực hơn. Các cửa hàng hiện vẫn thiếu khoảng 20% số lượng hàng thuộc đủ các mẫu được liệt kê trong danh mục đồ Giáng sinh.
Điều này có thể khiến một số khách hàng nhỏ tuổi thất vọng trong lễ Giáng sinh và đón năm mới này.
Căng thẳng trong thị trường đồ chơi được lý giải ở sự giải tỏa sau đại dịch, các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ hoặc nới lỏng dẫn đến sự phục hồi các hoạt động thường nhật, nhu cầu hàng hóa vì vậy tăng vọt, tạo ra căng thẳng trong việc giao hàng từ Trung Quốc kết hợp với sự bùng nổ giá vận chuyển đường biển.
Chỉ lhoảng 57% đồ chơi ở thị trường Pháp được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng sự hỗn loạn trong khâu hậu cần đã dẫn đến tình trạng giao nhận hàng dồn dập và tác động rất lớn đến các nhà phân phối thiếu khả năng dự báo.
Theo Hiệp hội thực phẩm quốc gia Pháp (ANIA), vấn đề của thị trường thực phẩm nước này hiện không phải là thiếu mà là áp lực lớn về giá cả, cộng thêm các vấn đề toàn cầu về vận tải và hậu cần.
Trong số các mặt hàng thực phẩm tăng giá rất mạnh tại thị trường Pháp trong năm nay, có lúa mì (tăng 26%), dầu ăn tăng 39%, đường tăng 14%, trái cây tăng 34% và thịt gia cầm tăng 23% tính ở thời điểm cuối tháng 9.
Khối lượng trái cây trên thị trường Pháp năm nay chứng kiến sụt giảm trông thấy do hậu quả trực tiếp của đợt băng giá hồi tháng 4 tại nước này.
Việc tăng giá cước vận chuyển đường biển, thời tiết thay đổi thất thường và lượng hàng trữ kho thấp giải thích cho tình trạng tăng giá, tác động mạnh đến các sản phẩm chế biến, kể cả với các loại trồng trong nước như mơ, đào, lựu, lê và nho.
Đối với thị trường lúa mì (tăng 26%), tình trạng tăng giá được lý giải do quy luật thị trường và sự thay đổi bất thường của thời tiết, với điều kiện thời tiết đầu năm này không thuận lợi cho Canada, nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới. Bùng nổ giá lúa mì cũng không thể tách rời sự gia tăng giá năng lượng (khí đốt, điện, v.v.) tác động đến vận tải và sản xuất nông nghiệp.
Thị trường cà phê tăng giá 52%, nguyên nhân không hẳn do thiếu nguồn cung mà do những lo lắng về giá cả, xuất phát từ sự không chắc chắn về thu hoạch của Brazil, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nơi chịu ảnh hưởng của các đợt băng giá tháng 4 và chi phí vận chuyển tăng cùng với các vấn đề của dòng chảy thương mại ở châu Á./.
- Từ khóa :
- hàng hóa pháp
- pháp
- vận chuyển hàng hóa
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Facebook ký thỏa thuận bản quyền với một số nhà xuất bản tin tức Pháp
22:10' - 21/10/2021
Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook ngày 21/10 cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với một số tờ báo Pháp để trả tiền cho nội dung tin tức do người dùng chia sẻ sau nhiều tháng đàm phán.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch
14:38' - 21/10/2021
Tiếp tục chương trình Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
-
Bất động sản
Ngành xây dựng rà soát sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để gỡ khó cho doanh nghiệp
14:33' - 21/10/2021
Ngành xây dựng sẽ tích cực phối hợp với bộ, ngành rà soát, sửa đổi các Nghị định liên quan đến đầu tư xây dựng; ban hành, sửa đổi nhiều Thông tư theo thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Các nhà bán lẻ Mỹ lo ngại người tiêu dùng hạn chế chi tiêu
13:44'
Theo một nghiên cứu gần đây từ Hiệp hội Bán lẻ quốc gia (NRF), các mức thuế có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng Mỹ lên đến 78 tỷ USD mỗi năm.
-
Thị trường
Sôi động thị trường mua sắm Black Friday 2024 tại châu Âu và Mỹ
10:57'
Black Friday 2024 đã trở thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ đối với tín đồ mua sắm khắp nơi, trong bối cảnh các nhà bán lẻ tại Mỹ và châu Âu chuẩn bị hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.
-
Thị trường
Hàng hóa tại Mỹ giảm mạnh nhân dịp Black Friday để hút khách
15:11' - 29/11/2024
Năm nay, nhiều mặt hàng đã được các nhà bán lẻ giảm giá khá sâu để cố gắng kéo lại các tập khách hàng trong bối cảnh xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng "lên ngôi" và điều kiện ngân sách eo hẹp.
-
Thị trường
Tìm kiếm công nghệ phù hợp chống hàng giả, hàng nhái
15:09' - 29/11/2024
Hiệp hội VATAP thường xuyên bám sát doanh nghiệp hội viên, nắm bắt thông tin để đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả, bị xâm phạm sở hữu trí tuệ.
-
Thị trường
Cơ hội mới cho ngành dừa
09:58' - 29/11/2024
Tiền Giang đã có nhiều cơ chế ưu đãi, cách làm mới giúp thúc đẩy hoạt động trồng và chế biến dừa trên địa bàn tỉnh.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa nguyên liệu trầm lắng trong ngày nghỉ Lễ Tạ ơn
08:39' - 29/11/2024
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng do phần lớn các mặt hàng tạm ngừng giao dịch trong ngày Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.
-
Thị trường
Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EU
22:06' - 28/11/2024
Đơn hàng xuất khẩu sang EU lần này là giống bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi da xanh trồng trên đất Hòa Bình.
-
Thị trường
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ thương mại – Triển lãm sản phẩm OCOP 2024
21:41' - 28/11/2024
Tối 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội chợ thương mại – Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2024.
-
Thị trường
Black Friday hạ giá tới 80% nhưng khách mua vẫn dè dặt
18:48' - 28/11/2024
Các doanh nghiệp đã rầm rộ tung ra khuyến mại, chương trình sale chào đón ngày “Thứ Sáu đen tối” với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50 - 80% nhưng lượng khách mua vẫn dè dặt, không nhiều.