Thị trường làm đẹp, mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn thương hiệu quốc tế
Ngày 28/7, tại chuỗi hội thảo chuyên ngành làm đẹp, mỹ phẩm thuộc triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2023 đang diễn ra ở Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đánh giá thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, trở thành phân ngành phát triển nhanh nhất trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Đồng thời, tiêu chuẩn trong ngành này ngày càng nâng cao, đòi hỏi doanh nghiệp mỹ phẩm cần đổi mới sáng tạo để không bị bỏ lại trên thị trường.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027. Trong số đó, doanh thu của ngành này sẽ được thúc đẩy bởi các kênh trực tuyến, nhất là mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.
Một số xu hướng chính trong ngành làm đẹp tại Việt Nam phải kể đến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng như ngày càng yêu thích sản phẩm hữu cơ tự nhiên, lối sống lành mạnh... cho đến việc ưa chuộng sản phẩm, công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.Mặt khác, kênh thương mại điện tử chiếm ưu thế, sự trỗi dậy của xu hướng làm đẹp từ Hàn Quốc (K-beauty) và Nhật Bản (J-Beauty), cùng việc gia tăng mối quan tâm dành cho sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới đang làm chuyển dịch bối cảnh ngành làm đẹp tại Việt Nam.
Cụ thể, thế hệ trẻ là một trong những phân khúc khách hàng quan tâm đến xu hướng thời trang, làm đẹp và sẵn sàng chi tiêu cho những thứ đắt tiền. Do đó, sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng có lợi thế chinh phục người tiêu dùng trong thời gian tới. Với công nghệ làm đẹp và số hóa hiện nay cho phép người tiêu dùng thuận lợi sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động và nền tảng trực tuyến hơn để nghiên cứu, mua sắm và đánh giá sản phẩm làm đẹp trên thị trường toàn cầu, chứ không dừng lại ở thị trường nội địa. Người tiêu dùng Việt Nam còn cho thấy, ngày càng kén chọn và thông thái hơn trong việc làm đẹp; sử dụng mỹ phẩm tự nhiên, được cá nhân hóa và đang tìm kiếm công nghệ cao. Việt Nam được doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là điểm đến hấp dẫn của thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài và điều này thể hiện qua tỷ lệ 93% sản phẩm chăm sóc cá nhân được nhập khẩu. Trong số đó, Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam lớn nhất, tiếp theo là các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Singapore, Trung Quốc... Trong khi đó, những thương hiệu nội địa chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, cạnh tranh chủ yếu về giá cả. Theo bà Claudia Bonfiglioli, Tổng giám đốc chuỗi triển lãm ngành làm đẹp Công ty Informa Markets, sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi bán lẻ quốc tế tại Việt Nam đã giúp mỹ phẩm nhập khẩu tiếp cận rộng hơn tới đối tượng khách hàng có thu nhập tầm trung và giàu có ở Việt Nam. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường Việt Nam, không ít công ty mỹ phẩm cao cấp nước ngoài cũng mở rộng mạng lưới đại lý, hệ thống nhà phân phối và văn phòng đại diện tại Việt Nam, lựa chọn Việt Nam làm điểm sáng mới để phát triển. Bên cạnh đó, thông qua một số Hiệp định thương mại tự do, thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam. Điển hình, thuế suất thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ưu đãi hiện hành của mỹ phẩm dao động từ 10%-27%. Còn Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cho rằng, kết nối với cộng đồng ngành công nghiệp làm đẹp trong nước và toàn cầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành làm đẹp và khách hàng tại Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều thương hiệu mới, ý tưởng mới của ngành trong nước và quốc tế. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp tại Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Phạt cơ sở kinh doanh hàng nhập lậu
14:16' - 28/07/2023
Bắc Ninh vừa xử phạt vi phạm hành chính với Công ty TNHH Việt Tường Thuận 360 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu và tịch thu 22.742 sản phẩm trị giá trên 5 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam
10:10' - 27/07/2023
Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới lần thứ nhất năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 10-12/8/2023, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) do Công ty Vinexad thực hiện.
-
Thị trường
Người dân Anh cắt giảm mua sắm các sản phẩm vệ sinh cá nhân
07:57' - 23/07/2023
Người mua sắm ở Anh đang thờ ơ với mặt hàng xà phòng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác.
-
Thị trường
Khuyến mại tập trung tăng sức mua ở thị trường Tp. Hồ Chí Minh
16:17' - 21/07/2023
Chương trình này cũng mang đến cơ hội mua sắm hàng hóa đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá cả ưu đãi cho người dân, cũng như du khách đến với thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm
16:37'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều ngày 8/4, phục hồi từ mức thấp nhất trong gần bốn năm ghi nhận ở phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Yếu tố then chốt để tăng xuất khẩu trái cây
10:53'
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sầu riêng khi Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu, EU tăng tần suất kiểm tra tại biên giới lên 20%.
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái
09:43'
Áp lực giảm giá hàng hóa đến từ lo ngại về chính sách thuế mới của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố không đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu không giải quyết được thâm hụt thương mại.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm
08:08'
Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.
-
Hàng hoá
Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
20:53' - 07/04/2025
Vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần.
-
Hàng hoá
Lo ngại suy thoái đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc
17:53' - 07/04/2025
Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu
11:23' - 07/04/2025
Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18' - 06/04/2025
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32' - 06/04/2025
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.