Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tăng nhẹ
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.650 đồng/kg, giá bình quân là 5.608 đồng/kg, tăng 29 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.150 đồng/kg, trung bình là 6.550 đồng/kg, tăng 10 đồng/kg.
Giá các mặt hàng gạo cũng tiếp tục tăng nhẹ. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.550 đồng/kg, giá bình quân 9.104 đồng/kg, tăng 11 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.350 đồng/kg, giá bình quân 8.900 đồng/kg, tăng 33 đồng/kg.
Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.150 đồng/kg, giá bình quân 8.658 đồng/kg, tăng 33 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.483 đồng/kg, tăng 108 đồng/kg.
Tại An Giang, một số loại lúa có sự tăng giá so với tuần trước như: OM 18 từ 5.800-6.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Đài thơm tám từ 5.800-6.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Một số loại vẫn giữ giá ổn định như: IR 50404 ở mức từ 5.500-5.600 đồng/kg, lúa Nhật từ 8.000-8.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 từ 5.900-6.000 đồng/kg, riêng OM 5451 từ 5.600-5.700 đồng/kg. Về giá các loại gạo ở An Giang cũng không có sự biến động: Hương lài 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo Nàng nhen 20.000 đồng/kg, Nàng Hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg; Jasmine từ 15.000-16.000 đồng/kg; riêng gạo thường 11.500-12.500 đồng/kg. Tại Cần Thơ, giá các loại lúa vẫn duy trì ổn định so với tuần trước: lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, OM 4218 là 6.600 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg. Tại Sóc Trăng, lúa Đài thơm 8 là 7.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; các loại khác ổn định như: ST 24 có giá là 8.500 đồng/kg, OM 4900 là 8.500 đồng/kg, OM 6976 là 6.4 đồng/kg, RVT là 8.200 đồng/kg. Còn tại Hậu Giang, giá một số loại lúa có sự tăng giá, như IR 50404 là 6.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 là 7.000 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg. Hiện các địa phương Nam Bộ gần như cơ bản đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân. Nhiều địa phương đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất vụ Hè Thu. Đến trung tuần tháng 4, diện tích đã xuống giống 500.299/ 1.610.784 ha. Tại phía Bắc, vụ đông xuân 2020 - 2021, lúa tại hầu hết các tỉnh thành được thời tiết ưu ái, sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Năng suất, sản lượng, chất lượng tại một số tỉnh dự kiến đạt mức khá so với cùng kỳ năm trước.Tuy nhiên, một số tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế còn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông cuối vụ.
Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo địa phương bám sát đợt cao điểm phòng trừ dịch hại, dự kiến diễn ra từ ngày 3 - 8/5. Nếu ra quân đồng bộ, quyết liệt, bà con nông dân sẽ kiểm soát được lứa sâu gây hại chính vụ này. Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 415 USD/tấn trong phiên 28/4, không đổi so với tuần trước. Tuy nhiên giá gạo có thể tăng trong những tuần tới do nguồn cung đang cạn dần khi vụ thu hoạch Đông Xuân sắp kết thúc. Thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các thương nhân đang do dự không ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, chờ giá lên cao hơn. Dữ liệu vận chuyển sơ bộ cho thấy 300.990 tấn gạo được vận chuyển tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 4/2022 và 40.000 tấn trong tuần đầu tiên của tháng 5/2022, trong đó phần lớn số gạo này được chuyển đến Philippines, châu Phi và Cuba. * Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này do nhu cầu từ thị trường Trung Đông tăng lên, trong khi giá gạo Ấn Độ và Việt Nam không đổi. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức từ 432-435 USD/tấn, tăng so với mức từ 410-414 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok cho hay giá gạo tăng là do nhu cầu từ các thị trường như Iraq và Iran tăng và do mối quan hệ với Saudi Arbia được cải thiện. Các thương nhân cho biết chi phí vận tải, một thách thức lớn đối với xuất khẩu gạo của Thái Lan, cũng đã được loại bỏ vì khách hàng Trung Đông gửi tàu chở riêng để mua gạo. Ngoài ra, đồng baht Thái yếu hơn so với USD cũng góp phần làm tăng giá gạo trong tuần này. Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 361-365 USD/tấn, không đổi so với tuần trước. Một nhà xuất khẩu tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền Nam nước này cho biết nguồn cung trong nước đang khá “thoải mái” vì chính phủ đang phân phát gạo cho người nghèo miễn phí. Bộ trưởng Lương thực Sadhan Chandra Majumder cho biết Chính phủ Bangladesh đã tăng mức giá thu mua gạo từ nông dân trong vụ mùa hiện tại lên 40 taka/kg (0,48 USD/kg), tăng so với mức 36 taka/kg một năm trước. Ông cho biết thêm chính phủ sẽ mua tổng cộng 1,8 triệu tấn lúa và lúa vụ Hè từ nông dân địa phương kể từ ngày 7/5. Động thái này là rất quan trọng để quốc gia Nam Á này có thể cung cấp lương thực cho người nghèo và giữ giá trong nước ổn định. Trên thị trường nông sản Mỹ, giá các mặt hàng giao dịch ngược chiều trong phiên ngày 29/4 trên thị trường hàng hóa Chicago (CBOT), trong đó giá lúa mỳ giảm, còn giá ngô và đậu tương không đổi. Khép phiên này, giá ngô giao tháng 7/2022 không đổi ở mức 8,135 USD/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 7/2022 giao dịch ở mức 16,8475 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn giảm 30 xu Mỹ (2,76%) xuống 10,5575 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg). Giá lúa mỳ giảm do triển vọng có mưa ở vùng đồng bằng Mỹ vào tuần tới. Khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể so với những ngày gần đây do các nhà đầu tư điều chỉnh rủi ro vào cuối tuần. Thời tiết đã trở thành yếu tố chi phối thị trường và điều này sẽ tiếp tục diễn ra vào giữa tháng 8/2022. Nhu cầu nghiền đậu tương trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8/2022 đang tăng lên trong bối cảnh các nhà xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước tranh giành nguồn cung. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago vẫn lạc quan về các hợp đồng nông sản kỳ hạn do thời tiết bất lợi của Mỹ và Brazil cũng như xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, trong đó ngô là mặt hàng dẫn đầu xu hướng tăng. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã không công bố doanh số xuất khẩu hàng ngày trong ngày 29/4. Trung Quốc đã mua tới 10 chuyến hàng đậu tương Brazil, giao nhận vào tháng 6/2022 hôm 28/4. Ít nhất 50% nước trên thế giới sẽ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5). Trung Quốc và một phần lớn của Đông Nam Á sẽ nghỉ lễ cho đến hết ngày 4/5. Điều này sẽ hạn chế số lượng giao dịch trên CBOT vào đầu tuần tới. Thị trường cà phê thế giới cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà tăng. Giá cà phê Robusta giao tháng 7/2022 tăng 18 USD, lên 2.107 USD/tấn và giao tháng 9/2022 tăng 15 USD lên 2.109 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình. Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 4,50 xu Mỹ lên 222,10 xu Mỹ/lb và giao tháng 9/2022 tăng 4,50 xu Mỹ lên 221,90 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 300 – 400 đồng, lên dao dộng trong khung 40.700 – 41.300 đồng/kg. Kỳ nghỉ dài cuối tuần và phiên giao dịch cuối tháng khiến các giới đầu cơ thận trọng, với áp lực gia tăng hơn từ các phiên họp chính sách tiền tệ vào tuần sau cũng khiến họ tiếp tục đứng bên ngoài để phòng tránh rủi ro. Kết quả là khối lượng thương mại trên cả hai sàn duy trì dưới mức trung bình cho dù giá cà phê tăng. Ngày 2/5, thị trường London nghỉ Lễ Bank Holiday, đóng cửa cả ngày không giao dịch. Thị trường New York mở cửa trễ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu phản ánh về rủi ro lừa đảo trong xuất khẩu nông sản
21:38' - 30/04/2022
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giao Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin báo chí nêu về rủi ro lừa đảo trong xuất khẩu nông sản.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản Mỹ: Giá lúa mỳ giảm, giá ngô và đậu tương không đổi
18:10' - 30/04/2022
Giá các mặt hàng giao dịch ngược chiều trong phiên ngày 29/4 trên thị trường hàng hóa Chicago (CBOT), trong đó giá lúa mỳ giảm, còn giá ngô và đậu tương không đổi.
-
Hàng hoá
Bảng tổng hợp giá nông sản hôm nay 28/4
09:26' - 28/04/2022
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 27/4/2022.
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới chi tiết hôm nay 27/4
10:58' - 27/04/2022
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 26/4/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.