Thị trường vốn: Lấy “ngắn nuôi dài” sẽ tạo rủi ro thanh khoản lớn
Thị trường vốn được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Đây là kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua những gì thị trường vốn mang lại vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Thị trường vốn vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, hạn chế phần nào khả năng cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với cam kết mở cửa thị trường vốn, điều này sẽ tạo những thách thức không nhỏ tới thị trường vốn non trẻ của Việt Nam.
Xoay quanh chủ đề này, BNEWS đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế.
Cơ cấu thị trường chưa cân đốiPhóng viên: Thưa ông, ông có đánh giá như thế nào về thị trường vốn Việt Nam thời gian qua?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường vốn Việt Nam đã phát triển nhanh và mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là từ mười năm trở lại đây. Tuy nhiên, thị trường vốn Việt Nam vẫn được coi là còn non trẻ. Hiện tại, vốn hóa cho tất cả chứng khoán, cổ phần của doanh nghiệp chỉ khoảng 70 tỷ USD.Con số này so với các thị trường vốn của nước khác còn nhỏ bé. Trong khi đó, cơ cấu thị trường chưa cân đối, dồn chủ yếu vào ngân hàng trong khi các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu còn hạn chế.
Phòng viên: Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của thị trường vốn tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã đặt ra? Ông Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường vốn đóng góp quan trọng cho quá trình ổn định kinh tế vĩ mô gắn với tăng trưởng. Tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua đã chứng minh điều này. Năm 2015, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,5% và kiểm soát lạm phát ở mức 2%.Đây là mức rất tích cực cho mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thành công đó, thị trường vốn cung cấp đáng kể nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn trong ngắn hạn là thị trường tiền tệ đóng góp chủ yếu, còn thị trường vốn trong trung và dài hạn còn hạn chế, yếu và sơ khai.
Phóng viên: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, thị trường vốn Việt Nam thời gian qua bất cân xứng, mặc dù cơ cấu theo kiềng ba chân nhưng hai "chân" chứng khoán và trái phiếu lại khập khiễng, "chân" ngân hàng thì đang bị đè nặng. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế non trẻ nên khả năng tích lũy vốn còn hạn chế. Các nền kinh tế lâu đời như các nước châu Âu có quá trình tích lũy nguồn vốn dồi dào. Chính vì vậy, tại Việt Nam nguồn vốn chủ yếu có được từ nguồn vốn mà các ngân hàng huy động trong dân.Nguồn vốn này chủ yếu là ngắn hạn, nên các ngân hàng cung cấp nguồn vốn ra cũng chỉ là ngắn hạn. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại sử dụng 60% vốn ngắn hạn để cho vay cho trung và dài hạn. Như vậy, nguồn vốn ngắn, mà cho vay sử dụng dài hạn sẽ mất cân đối và tạo ra rủi ro thanh khoản rất lớn.
Cần tăng hệ số tín nhiệm quốc gia
Phóng viên: Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhất là việc hình thành Cộng đồng kinh tế AEC vào cuối năm nay, trong đó có cam kết về tự do hóa thị trường vốn. Ông có đánh giá gì về thách thức đối với thị trường vốn Việt Nam, khi thị trường vẫn được coi là còn “non trẻ” so với các nước trong khu vực?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tiến trình hội nhập kinh tế sẽ đưa Việt Nam vào trạng thái mới, trong đó Việt Nam có thể mời gọi nguồn vốn đầu tư hấp dẫn vào nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, Việt Nam cần làm gì để thu hút nguồn vốn lại là câu chuyện đáng bàn.Để thu hút được nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, một trong những vấn đề chủ yếu là Việt Nam cần phải tăng hệ số tín nhiệm quốc gia. Việt Nam cũng cần cải thiện lại hệ thống tài chính theo hướng tái cơ cấu mà Chính phủ đang thực hiện.
Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Tóm lại, Việt Nam mở cửa với hệ thống tài chính theo các cam kết hội nhập nhưng cơ hội mang lại hay không phụ thuộc vào độ mở của chúng ta và tùy vào sức khỏe tài chính của Việt Nam vì các nhà đâu từ luôn là nhà đầu tư thông minh.
Phóng viên: Theo ông Việt Nam cần có những giải pháp gì để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài?Ông Nguyễn Trí Hiếu: Quá trình hội nhập kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, nhưng thông tin về hệ thống tài chính Việt Nam phải thực sự minh bạch.Nếu thị trường tài chính không minh bạch, không được kiểm toán độc lập, các thông tin tài chính ko rõ ràng,..các nhà đầu tư sẽ chần chừ cho việc cung cấp vốn cho thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này cũng thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước vì các nhà đầu tư nước ngoài có ưu thế rất lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn nhất là vốn trong trung và dài hạn.
Phóng viên: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi suất từ 0,25 – 0,5, theo ông có tác động gì đến triển vọng thị trường vốn tại Việt Nam?Ông Nguyễn Trí Hiếu: Động thái của FED có tác động rất lớn lên hệ thống tài chính thế giới và Việt Nam cũng không năm ngoài. Lãi suất tăng, đồng USD tăng giá trị. Với Việt Nam, giá trị USD tăng sẽ tạo mức cầu rất lớn về đồng USD.Theo dự báo của tôi, có thể trong năm tới, mỗi quý FED sẽ tăng 0,25% và tiến trình đó có thể kéo qua cả năm 2016. Đến cuối năm 2016, lãi suất của USD sẽ khoảng 1,25% - 1,5%. Nói như thế để thấy lãi suất của USD sẽ tác động tới Việt Nam cả trong năm 2015 và cả năm 2016.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thị trường vốn của Việt Nam trong thời gian tới? Với quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước trong khắc phục những khiếm khuyết của thị trường sẽ giúp thị trường vốn có sự chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào ý chí của nhà quản lý, thay đổi chính sách, luật lệ phải tích cực. Ngoài ra, tất cả các thành phần kinh tế cũng cần hỗ trợ các cơ quan chức năng để xây dựng hệ thống tiền tệ lành mạnh và thị trường vốn an toàn, hiệu quả hơn.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn hóa thị trường chứng khoán tương đương 34% GDP
12:32' - 21/12/2015
Năm 2015, thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối ổn định, vốn hóa thị trường đạt hơn 1.325 nghìn tỷ đồng, tương đương 34% GDP.
-
Chứng khoán
Huy động 13.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
16:25' - 17/12/2015
Ngày 16/12/2015, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn
15:32' - 02/12/2015
Các doanh nghiệp Nhà nước phải hạn chế việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước để bù đắp cho số giảm thu ngân sách Trung ương.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/7: Điều chỉnh nhẹ với đồng USD và NDT
08:59' - 18/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank giảm nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch xuống còn 25.970 - 26.330 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/7: Giá USD tăng nhẹ
08:33' - 17/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng tiếp tục tăng nhẹ thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch, niêm yết ở mức 25.980 - 26.340 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Barclays bị phạt 42 triệu bảng do không kiểm soát rửa tiền
17:28' - 16/07/2025
Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) đã phạt ngân hàng Barclays 42 triệu bảng (56,23 triệu USD) vì không quản lý đúng mức các rủi ro rửa tiền trong hai trường hợp.
-
Ngân hàng
Bắt tay cùng FIDT, VPBankS nâng tầm giải pháp quản lý tài sản tại Việt Nam
11:28' - 16/07/2025
VPBankS và FIDT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các giải pháp tài chính cá nhân chuyên sâu.
-
Ngân hàng
Tổng thống Trump tăng sức ép lên Chủ tịch Fed
10:29' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent có thể là một ứng cử viên để thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/7: Giá USD và NDT điều chỉnh trái chiều
09:11' - 16/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng nhích tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch, lên thành 25.960 - 26.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh
08:11' - 16/07/2025
Đẩy mạnh kinh tế số, tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang trở thành lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/7: Giá USD và NDT tiếp đà tăng
08:37' - 15/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.