Thiếu gạo, Indonesia tìm cách đa dạng hoá nguồn lương thực
Người dân Indonesia đang ăn quá nhiều gạo đến mức sản lượng trên toàn quốc không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều người đã đề xuất đa dạng hóa thói quen ăn uống của người dân địa phương, nhưng việc tiêu thụ gạo đã ăn sâu vào văn hóa Indonesia. Việc chuyển sang các loại tinh bột thay thế sẽ không giải quyết được các vấn đề về cấu trúc trong nông nghiệp của nước này.
Tuy nhiên, dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia (BPS) cho thấy người dân nước này hiện nay đã ăn ít gạo hơn so với một số năm trước. Mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ 1,7 kg/tuần vào năm 2007 xuống còn 1,5 kg/tuần vào năm 2023.
Ông Khudori, một chuyên gia nông nghiệp thuộc Hiệp hội Kinh tế Chính trị Indonesia (AEPI), chỉ ra rằng, mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người giảm, nhưng tổng mức tiêu thụ gạo cả nước vẫn tăng do dân số tăng. Điều đó khiến đất nước bị phụ thuộc vào số lượng hàng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ông Khudori cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do “các vấn đề về cơ cấu” trong nền nông nghiệp mà phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Việc diện tích trồng lúa bị thu hẹp trong bối cảnh một số vùng đất rộng lớn bị chuyển đổi sang các chức năng khác, là một trong những vấn đề lớn nhất làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo.
Những vấn đề khác gồm cơ sở hạ tầng thủy lợi thiếu các giải pháp cuối cùng, các chương trình của chính phủ đã mất đi sức sống trong hàng dài thủ tục hành chính và công nghệ lạc hậu. Ông Khudori nói, việc giải quyết những vấn đề này sẽ đòi hỏi nhiều năm nỗ lực, nhưng các nhà lãnh đạo chính trị có thể thiếu động lực cần thiết vì họ sẽ không được ghi nhận công lao cho những cải thiện chỉ xuất hiện sau nhiệm kỳ của họ.
Theo vị chuyên gia này, việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào gạo bằng cách sử dụng một loại lương thực thay thế có thể không phải là một giải pháp thực sự. Ví dụ sử dụng bánh mì để thay thế sẽ chỉ khiến Indonesia phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu vì đất nước vốn không phát triển sản xuất lúa mì. Loại lương thực có thể thay thế được gạo phải có giá cả phải chăng, tính sẵn có và giá trị dinh dưỡng tương đương.
Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas), Arief Prasetyo Adi, cho biết chính phủ không có chương trình chuyên dụng nào để đa dạng hóa tiêu dùng. Ông đề xuất phổ biến các sản phẩm lương thực cho người tiêu dùng địa phương, như papeda ở Papua.
Papeda là nguồn cung cấp tinh bột truyền thống cho người Papuans và Moluccans, được làm từ tinh bột cao lương, chiết xuất từ cây cọ cao lương và chế biến thành bột có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Theo ông Sutarto Alimoeso, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà máy xay xát gạo và doanh nhân kinh doanh gạo Indonesia (Perpadi), bất kỳ sự đa dạng hóa lương thực nào cũng cần được bắt đầu từ cấp độ người nông dân. Các vấn đề trong ngành nông nghiệp Indonesia thực ra đã được vạch ra rõ ràng và điều duy nhất cản trở việc giải quyết chúng là thiếu "ý chí chính trị".
Một số ý kiến khác cũng nhất trí rằng các vấn đề trong sản xuất lúa gạo của Indonesia bao gồm tình trạng thiếu đất đai canh tác, năng suất thấp và thiếu tư vấn kỹ thuật cho nông dân.
Cơ quan Bapanas dự đoán rằng chính phủ có thể sẽ phải nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo trong năm nay, đây sẽ là một con số kỷ lục. Tuy nhiên, cho đến nay mới có 3,6 triệu tấn hạn ngạch được cấp cho việc nhập khẩu gạo.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Chính phủ Indonesia đã giải ngân 336 triệu USD cho xây dựng thủ đô mới
08:09' - 29/06/2024
Chi tiêu của Chính phủ Indonesia cho dự án tái định cư đầy tham vọng tại thủ đô mới Nusantara đã đạt 5.500 tỷ rupiah(336 triệu USD), chiếm 13,7% ngân sách nhà nước cho việc rời đô.
-
Thị trường
Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
19:01' - 28/06/2024
Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn dầu khí Indonesia đầu tư 6,2 tỷ USD cho năng lượng sạch
15:26' - 28/06/2024
Tập đoàn dầu khí quốc gia Pertamina của Indonesia đang lên kế hoạch đầu tư 6,2 tỷ USD vào các doanh nghiệp công nghệ và năng lượng sạch từ hydro đến pin xe điện trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ đô mới của Indonesia thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản
09:05' - 28/06/2024
Cơ quan Quản lý Ngân hàng Đất đai của Indonesia và Tập đoàn J Trust của Nhật Bản vừa ký Biên bản ghi nhớ về việc phát triển Thành phố Sinh thái Penajam của thủ đô mới của Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.