Thủ đô mới của Indonesia thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản
Chính phủ Indonesia nỗ lực thu hút các nhà đầu tư cho siêu dự án Nusantara thông qua Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cơ quan Quản lý Ngân hàng Đất đai (Land Bank Authority) và Tập đoàn J Trust của Nhật Bản để phát triển Thành phố Sinh thái Penajam, được thiết kế như một trung tâm thương mại đóng vai trò là động lực kinh tế của thủ đô mới.
Biên bản ghi nhớ (MoU) được ký ngày 26/6 nhằm mục đích hỗ trợ dự án phát triển thành phố sinh thái ở huyện Bắc Penajam Paser, Đông Kalimantan. Theo đó, công ty con địa phương J Trust Consulting Indonesia của tập đoàn sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng cho dự án. Một công ty con khác là Bank J Trust Indonesia sẽ cung cấp các cơ sở tài chính cho các nhà đầu tư.
Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Ngân hàng Đất đai, Parman Nataatmadja cho biết, vai trò của cơ quan này là thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản phù hợp, đáp ứng mong đợi và mục tiêu của Indonesia, sử dụng các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản.Giám đốc của J Trust Consulting Indonesia, Takeshi Ikeda, khẳng định công ty sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, bao gồm kết nối kinh doanh và tiếp thị, để tận dụng chuyên môn toàn cầu của J Trust Group.Ông Ikeda cho biết: “Thông qua Biên bản ghi nhớ này, chúng tôi có thể đóng góp cho nền kinh tế Indonesia và hỗ trợ sự phát triển của thủ đô mới cũng như các chương trình và hoạt động kinh tế của các nhà đầu tư Nhật Bản”.Land Bank Authority là một cơ quan chính phủ đặc biệt có nhiệm vụ quản lý đất đai của nhà nước và đảm bảo đất đai sẵn sàng cho các dự án phát triển quan trọng. Cơ quan này hiện đang quản lý danh mục đất đai rộng hơn 18.758 ha trên toàn quốc, bao gồm 4.162 ha ở huyện Bắc Penajam Paser, nơi đặt thủ đô mới.Parman cho biết cơ quan này đã chuẩn bị 1.000 ha cho Thành phố sinh thái Penajam. Dự án được triển khai với hy vọng thành phố sinh thái Penajam sẽ trở thành trung tâm thương mại và nguồn tăng trưởng kinh tế mới trong khu vực, nhờ vị trí ưu thế nằm gần thủ đô mới và gần sân bay Naratetama, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng cho Nusantara.
Thành phố được thiết kế với các khu vực được chỉ định cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm 1.000 ha dành riêng cho trung tâm thương mại, 621 ha dành cho sân bay Nusantara chỉ dành cho VIP và 507 ha dành cho khu rừng được bảo vệ.Các nhà đầu tư của thành phố sinh thái sẽ được hưởng tối đa 95 năm quyền canh tác (HGU) và 80 năm quyền xây dựng (HGB) theo từng giai đoạn, như đã nêu trong Luật Thành phố Thủ đô Quốc gia năm 2023. Chính phủ đang đưa ra các chính sách giảm thuế đáng kể để thu hút các nhà đầu tư vào siêu dự án Nusantara, bao gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế hàng hóa xa xỉ. Indonesia hy vọng Nhật Bản sẽ là đối tác chặt chẽ trong các khoản đầu tư vào nước này. Các cam kết đầu tư đáng kể của Nhật Bản vào Indonesia được coi là một động lực thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai bên.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia khởi công giai đoạn 3 dự án thủ đô mới
16:59' - 20/12/2023
Ngày 20/12, Indonesia đã khởi công xây dựng giai đoạn 3 dự án thủ đô mới (IKN) Nusantara ở tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự lễ khởi công.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn châu Âu muốn đầu tư vào thủ đô mới của Indonesia
08:02' - 20/12/2023
Thales - tập đoàn công nghệ quốc phòng châu Âu - đang kỳ vọng về các cơ hội phát triển thành phố thông minh lên tới 300 triệu USD ở thủ đô mới Nusantara của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc muốn xây tàu điện không ray ở thủ đô mới của Indonesia
15:21' - 12/12/2023
Chính quyền thủ đô mới Nusantara (OIKN) của Indonesia cho biết một công ty của Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến dự án xây dựng hệ thống vận tải đường sắt tự động ở khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.