Thịt lợn không đeo vòng truy xuất nguồn gốc không được vào chợ đầu mối
Ngày 13/10, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã thông tin về việc triển khai chỉ đạo của UBND thành phố về thực hiện Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn.
Theo đó, từ ngày 16/10/2017, thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án sẽ không được phép nhập vào hai chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền.
Gỡ nút thắt khâu thương lái
Các sở ngành gồm: Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã rà soát cơ sở pháp lý và có tờ trình chuẩn bị cho thời điểm kiểm tra dự kiến vào đêm ngày 15/10/2017 và rạng sáng ngày 16/10/2017, để hỗ trợ hai Công ty quản lý chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, khẩn trương xây dựng kế hoạch kiểm soát.
Bên cạnh đó, đảm bảo khi lợn được xuất ra khỏi cơ sở giết mổ, hai chợ đầu mối đã có thông tin, nhằm chỉ tập trung kiểm tra hàng hóa thiếu thông tin, nên sẽ không gây ùn ắc trong quá trình triển khai Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại các chợ. Báo cáo của Sở Công Thương nêu rõ, các sở ngành Tp. Hồ Chí Minh sẽ bố trí lực lượng chuẩn bị thao tác kỹ thuật và thí điểm trước thời điểm chính thức triển khai kiên quyết không cho phép thịt lợn không đeo vòng nhận diện và không có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định của đề án được nhập chợ. Lực lượng Quản lý thị trường, Ban Quản lý an toàn thực phẩm và lực lượng địa phương sẽ hỗ trợ Ban quản lý hai chợ đầu mối kiểm tra, giám sát và bảo đảm an ninh trật tự. Còn Hội Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh và Tổ công tác Đề án sẽ bố trí nhân sự hướng dẫn thương nhân, thướng lái khai báo tại lò giết mổ. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, nhận định, nguyên nhân dẫn đến việc triển khai Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn thành công ở kênh phân phối hiện đại, nhưng lại tắc nghẽn ở kênh phân phối, bán lẻ truyền thống là do thương nhân, thương lái chưa tham gia tích cực. Do đó, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung và dùng biện pháp mạnh trong kiểm soát nguồn cung thịt lợn vào hai chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền. Từ đó, tạo động lực tác động ngược lại đối với thương nhân, thương lái, bởi nếu không đáp ứng đầy đủ các quy định của đề án thì hàng hóa không được nhập vào chợ. Mặt khác, trong bối cảnh cơ sở Xuyên Á bị ngưng hoạt động, nhiều thương nhân, thương lái phải dịch chuyển, tìm kiếm đơn vị giết mổ mới, do đó chủ động liên kết vào những cơ sở giết mổ tham gia Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Đồng thời, xem đây là cơ hội để đưa hàng hóa đảm bảo chất lượng cung ứng vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Thống kê của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, hiện tại Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, đã cấp mã code cho 54 cơ sở giết mổ tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Ngoài ra, Tổ công tác Đề án đang tiếp tục nhận đăng ký bổ sung của các đơn vị mong muốn tham gia, riêng những đơn vị đã phát hiện vi phạm thì sẽ không nhận đăng ký.Đảm bảo ổn định thị trường
Liên quan đến vấn đề nếu thịt lợn của thương nhân, thương lái, không được nhập hai chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, thì có thể sẽ đưa về các chợ bán lẻ, chợ tạm; hay cơ sở chế biến thực phẩm, quán ăn đường phố... để tiêu thụ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, cho biết, tính đến thời điểm này, Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn đã triển khai được khoảng 8 tháng, thị trường đã chấp nhận và người tiêu dùng thành phố hưởng ứng.
Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng thực hiện tuyên truyền thông tin về chủ trương quyết liệt triển khai Đề án đến các chủ thể thuộc chuỗi cung - cầu, nên người dân sẽ có ý thức hơn trong mua sắm và tiêu dùng thịt lợn. Về việc bảo đảm cung - cầu mặt hàng thịt lợn cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh, qua làm việc với các cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, đều báo cáo nguồn cung lợn hơi hiện nay đang dư thừa và cam kết trong trường hợp Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu sẽ đảm bảo cung ứng nguồn cung.Đồng thời, sẵn sàng cung cấp, vận chuyển, giao hàng đến tận cơ sở giết mổ theo yêu cầu người mua, chung tay ngăn chặn tình trạng khan hiếm, thiếu hàng xảy ra.
Mặt khác, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cũng đã làm việc với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị... để xây dựng kế hoạch, tăng sản lượng cung ứng, cam kết không để thiếu hụt hàng hóa và bán đúng giá bình ổn thị trường. Hệ thống siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung thông qua yêu cầu các nhà cung cấp tăng lượng hàng cung ứng, giữ ổn định giá cả. Riêng tại hệ thống phân phối truyền thống, đã yêu cầu Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan chỉ đạo các Trung tâm kinh doanh, phân phối sỉ thịt lợn của công ty có kế hoạch bổ sung, đảm bảo nguồn cung cho tất cả 147 quầy sạp, điểm bán của đơn vị tại 23 chợ truyền thống trên toàn địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh từ đầu tháng 9/2017 đến nay, người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển sang mua sắm sản phẩm thịt lợn ở những địa điểm sản xuất, kinh doanh uy tín trước những vụ việc sản phẩm thịt lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, mặt hàng thịt lợn kinh doanh ở kênh bán lẻ hiện đại đã tăng lên và chiếm 20% thị phần, thay vì 18% như thời điểm chưa xảy ra các vụ việc mất an toàn thực phẩm từ sản phẩm thịt lợn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong mua sắm cũng như tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm, nhiều đơn vị kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như Vissan, Co.opmart, Co.opfood... đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Về nguồn cung, các đơn vị đều cam kết là lợn VietGAP được thu mua từ các trang trại đã được chứng nhận, kiểm tra, kiểm soát bởi các đơn vị chức năng. Còn quy trình giết mổ trên dây chuyền công nghiệp có sự kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan thú y độc lập, đồng thời truy xuất được nguồn gốc theo chương trình TE-FOOD của Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp "cấm cửa" thịt lợn không có thông tin truy xuất vào Tp. Hồ Chí Minh
18:37' - 05/10/2017
Từ ngày 16/10, Tp. Hồ Chí Minh kiên quyết không cho thịt lợn không đeo vòng có thông tin nhận diện và truy xuất nguồn gốc vào thị trường thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau “giải cứu thịt lợn”, tiếp tục bán thịt lợn với giá ưu đãi
19:16' - 26/09/2017
Sau chiến dịch “giải cứu thịt lợn”, một nhóm bạn trẻ thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty cổ phần DSF Việt Nam tiếp tục bán thịt lợn với giá ưu đãi cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 10 trang trại tại Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt lợn
08:55' - 17/08/2017
Các trang trại này hiện cung cấp khoảng 5% tổng nhu cầu sử dụng thịt lợn của thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
-
Hàng hoá
Tp. HCM sẽ thực hiện kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thịt lợn trong 10 ngày
16:05' - 10/08/2017
Sở Công Thương Tp. HCM thông báo sẽ triển khai Chương trình kiểm tra cao điểm trong 10 ngày (từ ngày 12 - 22/8/2017) để kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thịt lợn cung ứng vào thành phố tiêu thụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.