Thỏa thuận RCEP sẽ được ký vào tháng 11/2020 nhờ công nghệ Hologram
Truyền thông sở tại ngày 10/10 dẫn lời Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại Auramon Supthaweethum cho hay 15 nước thành viên RCEP đã khẳng định về việc ký kết hiệp định thương mại tự do này tại Hội nghị Cấp cao sắp tới bất chấp đại dịch kéo dài.
Theo bà Auramon, rất khó để có các cuộc gặp trực tiếp, vì vậy việc ký kết sẽ được thực hiện thông qua ảnh ba chiều với sự tham gia của các bộ trưởng kinh tế các nước RCEP vào ngày 14/11.Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà tổ chức cách tiếp cận độc đáo này; theo kế hoạch sẽ có trưng cầu dân ý hoặc lễ ký chính thức tại mỗi quốc gia sau sự kiện nói trên.
Bà Auramon cho hay sau khi ký hiệp định, Vụ Đàm phán Thương mại sẽ công bố các chi tiết của thỏa thuận cho công chúng trên trang web của vụ bằng cả tiếng Thái và tiếng Anh.Bộ Thương mại dự kiến sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn vào năm tới. Theo quy trình phê chuẩn nghị viện, nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất sáu quốc gia ASEAN và bốn quốc gia ngoài ASEAN) phê chuẩn thì hiệp định sẽ được thực thi ngay lập tức.
Bà Auramon nói rằng RCEP sẽ được thực hiện vào năm 2021. Với việc kinh tế của mọi quốc gia đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng COVID-19, các nước muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu vào cuối năm 2012 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ở Phnom Penh. Trong các cuộc đàm phán vào phút chót vào ngày 4/11/2019 khi Thái Lan là Chủ tịch ASEAN, Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP do có những vấn đề chưa được giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến thuế nông nghiệp.Ấn Độ lo ngại rằng thỏa thuận này có thể ảnh hưởng đến sinh kế của những người dân dễ bị tổn thương nhất và dẫn đến gia tăng thâm hụt thương mại và tình trạng tràn ngập hàng nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
Đến nay, 15 quốc gia tham gia RCEP đã kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20 chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường. Hiệp định RCEP đã được lên kế hoạch ký chính thức trong năm nay, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022 dù có hay không có Ấn Độ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Ưu tiên cho ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay
12:43' - 30/08/2020
ASEAN thống nhất định hướng ưu tiên cho việc ký kết Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hướng tới khả năng ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020
09:12' - 27/08/2020
Bộ trưởng Kinh tế của 15 nước tham gia đàm phán RCEP đã thảo luận nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định, hướng tới khả năng ký kết Hiệp định vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chuẩn bị ký kết RCEP trong năm 2020
19:27' - 13/08/2020
Bộ Thương mại Thái Lan vào tháng 10/2020 sẽ hối thúc Nội các Thái Lan cân nhắc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.