Thoái vốn và câu chuyện độc quyền ở Australia
Theo Tạp chí The Conversation, Australia đang dần tìm cách bổ sung quyền thoái vốn vào trong Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng của nước này nhằm giải quyết hành vi chống cạnh tranh, song điều này cũng làm dấy lên mối lo ngại về tác động tiềm tàng của nó đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.
Theo luật mới đang trong quá trình xem xét, tòa án có thể yêu cầu một công ty bán một phần doanh nghiệp của mình nếu phát hiện công ty đó lạm dụng quyền lực thị trường, trên cơ sở khuyến nghị của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC).Hiện nay, ACCC xem xét các vụ sáp nhập được đề xuất để đảm bảo chúng sẽ không làm giảm đáng kể tính cạnh tranh. Nếu ACCC thấy rằng một vụ sáp nhập sẽ tạo ra tình trạng độc quyền hoặc trao cho một công ty quá nhiều quyền lực thị trường, họ có thể yêu cầu các công ty bán một số bộ phận nhất định của doanh nghiệp trước khi tiến hành vụ sáp nhập (hay còn được gọi là thoái vốn). Việc thoái vốn chủ yếu đang được sử dụng để giải quyết các vụ sáp nhập làm giảm cạnh tranh.Theo những thay đổi được đề xuất, một công ty có sức mạnh thị trường đáng kể vi phạm Đạo luật Người tiêu dùng và Cạnh tranh có thể bị buộc phải thoái vốn tài sản để khôi phục sự cân bằng và đảm bảo thị trường có tính cạnh tranh. Điều này sẽ làm giảm khả năng người tiêu dùng buộc phải mua các sản phẩm với mức giá quá cao.
Liên đảng đối lập đã đề xuất chia tách các siêu thị lớn là Coles và Woolworths, vốn từ lâu đã bị cáo buộc là lợi dụng vị thế thống trị thị trường để tăng giá quá mức đối với người tiêu dùng.Hôm 16/2, Lãnh đạo Liên đảng Peter Dutton đã ám chỉ rằng ông có thể sẽ đưa ra biện pháp thoái vốn nếu Liên đảng thắng cử trong cuộc bầu cử liên bang năm nay, nhằm ngăn chặn các công ty bảo hiểm "lừa đảo" khách hàng bằng cách tính phí bảo hiểm “cắt cổ” hoặc từ chối thanh toán yêu cầu bồi thường.Tiền phí bảo hiểm đã tăng vọt 16,4% trong năm 2024 khi Australia bị lũ lụt và cháy rừng lớn. Các nhà phân tích của công ty tư vấn đầu tư Climate Valuation hồi tháng trước đã cảnh báo rằng cứ 10 bất động sản thì có 1 bất động sản không được mua bảo hiểm vào năm 2035.Lặp lại quan điểm của mình vào hôm 17/2, ông Dutton cho rằng nếu thị trường bảo hiểm không cung cấp được mức bảo hiểm đầy đủ hoặc giá cả phải chăng cho người dân Australia, chính phủ có trách nhiệm can thiệp và giải quyết sự thất bại của thị trường. Ông cho rằng các công ty bảo hiểm phải là doanh nghiệp có trách nhiệm và làm việc với khách hàng.Trước đây, Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison của Liên đảng đã ban hành luật cho phép chia tách các công ty năng lượng trong một số trường hợp nhất định.Công đảng hiện nay không ủng hộ quyền thoái vốn. Một lý do là Hiệp hội Công nhân viên cửa hàng, phân phối và liên minh (SDA) - một công đoàn lớn ở Australia đại diện cho người lao động trong các ngành bán lẻ, đồ ăn nhanh và kho bãi của Australia - đã phản đối các biện pháp như vậy.* Trường hợp áp dụng luật thoái vốn mớiVề nguyên tắc, việc ban hành luật thoái vốn là rất cần thiết. Độc quyền và quyền lực thị trường bắt nguồn từ một ngành công nghiệp có độ tập trung cao, có nghĩa là một ngành công nghiệp có một số ít công ty kiểm soát phần lớn thị trường. Thường thì cách duy nhất để ngăn chặn họ lạm dụng thế độc quyền của mình là chia nhỏ họ (thoái vốn). Các biện pháp khắc phục khác có thể là để thị trường quyết định trong dài hạn, áp dụng quy định giá hoặc những biện pháp khắc phục khác, bao gồm các biện pháp khắc phục hành vi (ví dụ, những quy tắc chống lại một số hành vi nhất định) hoặc tiền phạt đối với hành vi chống cạnh tranh. Tuy nhiên, những biện pháp này không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.Mỹ có lịch sử lâu dài trong việc sử dụng thoái vốn như một công cụ để chống lại độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh. Vào những ngày đầu của luật chống độc quyền (cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20), việc thoái vốn được sử dụng để phá vỡ các tập đoàn lớn thống trị những ngành công nghiệp như dầu mỏ (Standard Oil), thuốc lá (American Tobacco) và hóa chất. Những vụ kiện này thiết lập nguyên tắc rằng việc phá vỡ các công ty độc quyền đôi khi là cần thiết để bảo vệ tính cạnh tranh.Sự tan rã của AT&T vào năm 1984 là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về việc thoái vốn trong lịch sử Mỹ. AT&T từng độc quyền cả dịch vụ điện thoại đường dài và địa phương tại Mỹ, điều này mang lại cho họ quyền lực to lớn đối với thị trường viễn thông. Việc chia tách theo lệnh của tòa án đã buộc AT&T phải thoái vốn khỏi các dịch vụ điện thoại địa phương, được tách thành bảy công ty "Baby Bell" độc lập.Tuy nhiên, việc thoái vốn chỉ “thỉnh thoảng được sử dụng” và chỉ khi đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt.Khoảng 20 năm trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã theo đuổi một vụ kiện chống lại Microsoft vào cuối những năm 1990, đề xuất chia tách công ty do lo ngại về sự thống trị của công ty này trên thị trường hệ điều hành máy tính. Mặc dù vụ án chưa được hoàn tất đầy đủ do các vấn đề về thủ tục, nhưng nó đã nêu bật những yếu tố mà tòa án xem xét như là các điều kiện tiên quyết trước khi ra lệnh thoái vốn, chẳng hạn như công ty cần phải có sức mạnh thị trường đáng kể và lâu dài, phải có bằng chứng rõ ràng rằng công ty đã tham gia vào các hoạt động phản cạnh tranh, xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa hành vi của công ty và tác hại đối với cạnh tranh...Quyền thoái vốn cũng đã tồn tại và đã được sử dụng ở các quốc gia thành viên khác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có cả Vương quốc Anh.* Khi nào cần phải thoái vốn?Australia từng áp dụng rộng rãi quyền thoái vốn để phá vỡ các công ty độc quyền về khí đốt và điện trong 30 năm qua. Và có lý do chính đáng để đưa nó thành biện pháp khắc phục chung cho tất cả các ngành công nghiệp, ngay cả khi việc áp dụng sẽ không thường xuyên.Điều quan trọng là, việc áp dụng biện pháp này sẽ khuyến khích đáng kể các công ty tuân thủ luật cạnh tranh, đặc biệt là những luật liên quan đến lạm dụng quyền lực thị trường. Những điều khoản này nhằm mục đích ngăn chặn các doanh nghiệp mạnh ngăn cản cạnh tranh bằng cách gây khó khăn cho những người mới tham gia thị trường.Hiện tại, các biện pháp trừng phạt đối với những hành vi lạm dụng như vậy được coi là “rất yếu”. Các khoản tiền phạt được mô tả là "nhỏ" và được coi là "chi phí kinh doanh" chứ không phải là biện pháp răn đe thực sự.Một lý do khác là các vụ án thường kéo dài nhiều năm. Ví dụ, vụ án ACCC kiện Safeway 19 năm trước đã phải kéo dài 7 năm cho đến khi có phán quyết của tòa án.Quyền thoái vốn sẽ khiến các công ty phải cẩn thận hơn nhiều trước khi vi phạm pháp luật.- Từ khóa :
- australia
- luật chống độc quyền
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Một năm khó khăn đối với kinh tế Australia
06:30' - 21/02/2025
Trang tin “Diễn đàn Đông Á” (Australia) vừa đăng bài viết cho rằng năm 2025 sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Australia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
15:20' - 18/02/2025
RBA đã hạ lãi suất tiền mặt 0,25 điểm phần trăm xuống còn 4,1%, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất này được cắt giảm kể từ tháng 11/2020.
-
Bất động sản
Australia cấm người nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng
13:53' - 16/02/2025
Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng ở nước này trong vòng 2 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Australia đánh giá cao đà phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
16:42' - 11/02/2025
Bộ trưởng các vấn đề đa văn hóa và công dân Australia đánh giá cao đà phát triển của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa 2 nước và đóng góp của cộng đồng người Việt tại Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.