Thông điệp khác nhau của hai miền Triều Tiên sau 1 năm hội nghị thượng đỉnh
Hàn Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm trên tại làng đình chiến Panmunjom bên phía nước này, với sự tham dự của khoảng 500 quan chức và người dân.
Bên cạnh đó, buổi lễ cũng có sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ từ 4 quốc gia Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên, cả ông Moon và ông Kim Jong-un đều không tham dự sự kiện đáng chú ý trên.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong một thông điệp bằng video gửi đến buổi lễ kỷ niệm, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ lạc quan hai miền Triều Tiên sẽ đạt được "hòa bình không thể đảo ngược" và cùng thịnh vượng trên cơ sở thỏa thuận thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một năm trước đây.
Kỷ niệm 1 năm ký kết một loạt thỏa thuận tại làng đình chiến Panmunjom, ông Moon gọi đây là "một ngày rực rỡ".
Các thỏa thuận trong tuyên bố Panmunjom đang được thực hiện từng bước một. Ông nêu rõ hai miền Triều Tiên dỡ bỏ các trạm gác trong Khu phi quân sự (DMZ), việc khai quật hài cốt binh sỹ tử trận trong chiến tranh vẫn đang được tiến hành, căng thẳng đã giảm bớt tại các khu vực đánh cá gần đường ranh giới trên Hoàng Hải và một văn phòng liên lạc chung đang hoạt động tại thành phố biên giới Kaesong. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị kết nối đường sắt và đường bộ liên Triều cũng đã hoàn tất.
Trong khi đó, Triều Tiên không đáp lại lời mời của Hàn Quốc tới dự lễ kỷ niệm. Thay vào đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình của Triều Tiên, chuyên phụ trách quan hệ liên Triều, hối thúc Hàn Quốc triển khai “những biện pháp tích cực hơn” nhằm cải thiện quan hệ song phương.
Theo ủy ban này, hội nghị thượng đỉnh liên Triều cách đây 1 năm đã khởi động lại tiến trình tái thống nhất đất nước, song Mỹ đang gây sức ép với Hàn Quốc nhằm chặn đứng những bước tiến hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong bài bình luận đăng trên KCNA cùng ngày, Triều Tiên cũng chỉ trích các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời cảnh báo Seoul và Washington rằng những hoạt động quân sự chung “thiếu thận trọng” của hai nước đồng minh này sẽ chỉ đem lại “sự hối tiếc” và hậu quả khôn lường.
Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều cách đây đúng 1 năm, hai nhà lãnh đạo đã ký kết Tuyên bố chung Panmumjom trong đó thống nhất cùng nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ song phương, theo đó hạ nhiệt căng thẳng quân sự và mở rộng trao đổi và hợp tác xuyên biên giới.
Không chỉ mang lại làn gió mới cho quan hệ ngoại giao song phương, hội nghị còn giúp xoa dịu những căng thẳng vốn phủ bóng quan hệ song phương trong nhiều năm và tái khởi động những mối liên hệ và trao đổi liên Triều đã trì hoãn từ lâu.
Tuy nhiên, những hoạt động trao đổi xuyên biên giới có dấu hiệu chững lại trong vài tháng gần đây, dường như do tác động của sự đình trệ trong tiến trình phi hạt nhân hóa.
Quan ngại gia tăng sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều tại Hà Nội hồi tháng 2 vừa qua kết thúc mà không có thỏa thuận.
Với mong muốn tháo gỡ bế tắc và khởi động lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gần đây bày tỏ hy vọng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 4 với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhưng phía Triều Tiên chưa phản hồi về đề nghị này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 4 diễn ra ngay khi Triều Tiên sẵn sàng
18:29' - 16/04/2019
Tổng thống Moon Jae-in ngày 15/4 nói rằng đã đến lúc nghiêm túc thúc đẩy tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và ông muốn tổ chức ngay khi Triều Tiên sẵn sàng
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra trong tương lai gần
13:51' - 12/04/2019
Giới chuyên gia nhận định khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ được tổ chức trong tương lai gần đang gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này