Thống đốc Lê Minh Hưng: Tin tưởng hoạt động ngân hàng sẽ an toàn, lành mạnh hơn
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV sáng 17/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã thắng thắn trả lời những vấn đề còn tồn tại trong tăng trưởng tín dụng, xử lý xóa nợ cho đối tượng bị thiệt hại bão số 10, 12, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng an toàn lành mạnh và gia hạn cho vay với doanh nghiệp xuất khẩu…
Nhận định về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, đây không phải là chỉ tiêu bắt buộc mà phụ thuộc vào từng sức khoẻ ngân hàng. Đối với những lĩnh vực cho vay rủi ro như: chứng khoán, bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã có giải pháp kiểm soát tín dụng như: nâng hệ số rủi ro, điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và chỉ cho vay phân khúc nhà ở xã hội, trung bình, thu nhập thấp... Đối với lĩnh vực chứng khoán tỷ trọng cho vay hiện nay thấp, giảm mạnh so với năm 2016. Cụ thể, tỷ trọng cho vay hiện khoảng 10.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cuối 2016. Các ngân hàng phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay; ngân hàng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán giới hạn 5% vốn điều lệ,... "Quan điểm Ngân hàng Nhà nước rõ ràng, chặt chẽ. Với các quy định này chúng tôi tin tưởng đủ chặt để kiểm soát rủi ro", ông Hưng khẳng định.Về đề xuất xóa nợ cho đối tượng bị thiệt hại bão số 10 và 12, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi vay; đồng thời, tiếp tục đánh giá ảnh hưởng thiệt hại. Ông Hưng cho biết, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ tiếp tục rà soát để khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay. "Nếu cần thiết, có thể báo cáo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để cho xóa nợ", Thống đốc nhấn mạnh.
Thống đốc Lê Minh Hưng cũng khẳng định, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng cho an toàn lành mạnh là để góp phần đảm bảo khả năng tiếp cận vốn. Đây là vấn đề nền tảng, thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo để phát triển mạng lưới.
Cụ thể, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có tổ tiết kiệm hoạt động vay vốn địa bàn đến cấp xã. Sắp tới, hệ thống ngân hàng cũng triển khai chương trình tài chính toàn diện, cấp tài chính cho những người dân ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng. "Ví dụ sắp tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) áp dụng ngân hàng lưu động, tiếp cận đến từng địa bàn, đẩy mạnh tiếp cận vốn của khách hàng, từ đó góp phần giảm tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở các tỉnh, thành phố", Thống đốc cho biết.
Tại phiên chất vấn, Thống đốc cho biết, về cho vay vốn ngoại tệ cho xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét gia hạn cho vay với doanh nghiệp xuất khẩu, vì chi phí vay ngoại tệ thấp hơn so với vay tiền đồng. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì từng bước hạn chế vay ngoại tệ. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng phương án kinh doanh, chuyển sang vay VND.
Đối với chênh lệch lãi suất VND, Thống đốc Hưng giải thích, thực tế lãi suất là giá vốn. Giữa các ngân hàng Việt Nam trình độ, quy mô vốn, năng lực cạnh tranh khác nhau.
Trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng trần lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn 1-6 tháng, cơ bản các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để hút khách hàng. Ngân hàng Nhà nước kiểm soát để không có sự gia tăng lãi suất huy động đột biến, đảm bảo an toàn hệ thống. "Lãi suất huy động cũng không chênh lệch quá lớn giữa các ngân hàng", ông nhận xét.
Lãi suất cho vay hiện cơ quan điều hành chỉ quy định trần với 5 lĩnh vực ưu tiên, còn lĩnh vực khác ngân hàng thỏa thuận với khách hàng. Ngân hàng nào quản trị tốt, quy mô lớn có thể lãi vay thấp hơn, còn ngân hàng nhỏ lãi vay sẽ cao hơn.
Để đảm bảo an toàn không xảy ra đổ vỡ, rủi ro hệ thống, Nhà nước sẽ triển khai quyết liệt cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, "Tin tưởng hoạt động ngân hàng thời gian tới an toàn, lành mạnh hơn", Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thống đốc Lê Minh Hưng: Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
19:33' - 16/11/2017
Trước nhu cầu vốn rất lớn cho các dự án BOT, nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng bất động sản khoảng 6,5% trong khi năm ngoái là hơn 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi nộp thuế qua ngân hàng 24/7?
15:06' - 31/10/2017
Theo ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với KBNN và các NHTM thực hiện nhiều giải pháp rút ngắn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng hỗ trợ người dân khắc phục hâu quả bão lũ tháng 10/2017
07:56' - 17/10/2017
NHNN vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng các tỉnh, thành phố rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư cho Ngân hàng chính sách xã hội, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển
20:25' - 16/10/2017
Hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Chính sách xã hội giúp gần 32 triệu lượt hộ nghèo vay vốn
18:40' - 16/10/2017
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, ngân hàng này đã cho vay trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong giai đoạn từ 2002 đến 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".