Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Không chủ quan với lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng
Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước là một trong những bộ, ngành vào cuộc rất trách nhiệm. Ngay từ đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 xảy ra, trong tổ chức điều hành về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 3 lần lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 1,5 đến 2% và đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.
Ngoài điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm các mức lãi suất đối với các khoản cho vay cũ và cho vay mới.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,66% so với trước dịch. Từ khi có dịch đến nay, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất với tổng mức khoảng 30.000 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện giảm đến cuối năm. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã thực hiện giảm phí với mức giảm hơn 2.000 tỷ đồng cho các khách hàng. Bằng việc giảm lãi suất đã giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp và người dân.
Về dư địa chính sách tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách tiền tệ có hai nhiệm vụ rất quan trọng: điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương để góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát và nhiệm vụ thứ hai, đó là với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống các tổ chức tín dụng phải hoạt động đảm bảo an toàn và sẵn sàng khả năng chi trả cho người dân.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn phải đảm bảo đạt được hai mục tiêu đó khi xem xét các giải pháp, chính sách, công cụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các cân đối lớn vĩ mô như nợ công, bội chi của ngân sách.
“Để xác định dư địa còn giảm lãi suất tiếp hay không, Ngân hàng Nhà nước cũng thấy trong thời gian vừa qua, khi đánh giá thực trạng về hoạt động của tiền tệ và ngân hàng, cũng như về kinh tế vĩ mô, chúng tôi thấy rằng, năm 2021 thì khả năng đạt được chỉ tiêu lạm phát dưới 4% theo mục tiêu của Quốc hội đề ra. Đến hết tháng 10, lạm phát mới tăng 1,61%. Tuy nhiên, trong năm 2022, rủi ro lạm phát đang có một áp lực rất lớn”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ.
Bà phân tích, các nền kinh tế của thế giới đã dần phục hồi khi chiến lược tiêm vaccine bao phủ, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng, chẳng hạn như giá xăng dầu trong tháng 9 đã tăng 55,2% so với cuối năm trước. Các nước đã phát triển lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, với Mỹ đã tăng 5,3% trong tháng 9 vừa qua. Với nền kinh tế của nước ta có độ mở cửa, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu/GDP đã lên 200% nên có áp lực rủi ro của lạm phát nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện nay đang dừng việc nới lỏng chính sách tiền tệ và có tới 65 lượt tăng lãi suất trên thế giới, vì vậy, áp lực lạm phát cũng như áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới rất lớn.
Đối với thị trường trong nước, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đang gia tăng. Thời gian qua, các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình chứ không phải tiền từ ngân sách và khi nợ xấu gia tăng, chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ phải dùng nguồn lực tài chính của mình để xử lý nợ xấu.
“Nếu chúng ta để tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị suy giảm thì lúc đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả và an toàn của hệ thống. Đây là một bài học kinh nghiệm rất lớn từ thời gian trước đây khi tăng trưởng tín dụng cao và khi chúng ta thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất trong năm 2008, không tính toán cẩn thận và đã có rủi ro là lạm phát quay trở lại trong năm 2011, có thời điểm lên đến 18%”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.
Theo bà, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo toàn bộ hệ thống cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo an toàn của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống để tránh tác động lan truyền.
Đồng thời, tích cực phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán những gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, liều lượng hợp lý, trên cơ sở vẫn phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa những rủi ro lạm phát, rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc nới bội chi và nợ công để có gói hỗ trợ đủ lớn phục hồi kinh tế
20:03' - 11/11/2021
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích, nếu chúng ta không nới bội chi và không nới nợ công thì không có đầu tư, rất khó có điều kiện để tăng trưởng, phát triển, sẽ là một vòng luẩn quẩn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới
19:52' - 11/11/2021
Các ý kiến tập trung chất vấn về các chính sách và giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cao cho chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo
18:33' - 11/11/2021
Chiều 11/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về nhóm vấn đề thuộc giáo dục và đào tạo, trong đó có các vấn đề về dạy-học trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu xây dựng chương trình phục hồi kinh tế
17:02' - 11/11/2021
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hạn chế dịch tác động tiêu cực tới giáo dục
10:26' - 11/11/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo hạ tầng thương mại xanh: Việt Nam hướng tới dẫn dắt xu hướng hậu carbon
12:48'
Tại Diễn đàn Thương mại xanh 2025, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định thương mại xanh là động lực thị trường mới, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, giảm phát thải, phát triển bền vững.