Thu hồi tài sản phạm tội của Phan Sào Nam đạt 90,7%
Đầu giờ phiên xét xử sáng 19/11, Hội đồng xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ tiếp tục xét hỏi đối với bị cáo Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online), sau đó tiến hành thẩm vấn Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch Công ty Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC).
Hai bị cáo cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club này cùng bị truy tố về các tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
* Thu hồi tài sản phạm tội của Phan Sào Nam đạt gần 90,7%; Nguyễn Văn Dương mới khắc phục được 15%
Tại phiên tòa, Chủ tọa công bố nội dung lá đơn được Phan Sào Nam gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ trước ngày xét xử. Trong đơn, Nam cho biết với số tiền kiếm được từ việc tổ chức đánh bạc, nếu gửi ngân hàng, mỗi ngày bị cáo này có thể kiếm được 200 triệu đồng tiền lãi.
Tuy nhiên, do nhận thức được sai phạm của mình, bị cáo đã hợp tác với cơ quan An ninh điều tra để khắc phục hậu quả. Kết quả là, Nam và gia đình đã nộp lại 1.337 tỷ đồng trong tổng số 1.475 tỷ đồng có được từ việc tổ chức đánh bạc.
Cũng tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, đến nay việc thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả vụ án của Phan Sào Nam đã đạt gần 90,7%.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Dương mới khắc phục được gần 15% (đã nộp hơn 244 tỷ đồng trên tổng số tiền được hưởng lợi bị truy tố là hơn 1.655 tỷ đồng).
Tại tòa, Phan Sào Nam cho biết bản thân cũng không thể ngờ việc tổ chức đánh bạc lại có thể mang lại nhiều tiền đến như vậy. Do nhận thức được sai phạm, bị cáo Nam đã hợp tác với cơ quan An ninh điều tra để khắc phục hậu quả.
Trong lời khai trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Dương cũng cho rằng, khi phát hành hệ thống, không ngờ game bài lại thu hút số lượng con bạc tham gia và số tiền thu được lớn như vậy.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương cho rằng mình tôn trọng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát và thừa nhận hoàn toàn có cơ sở truy tố mình về hai tội danh "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
Bị cáo Dương cũng xác nhận số tiền được hưởng lợi theo cáo trạng truy tố và mong muốn được tiếp tục khắc phục hậu quả vụ án.
Đồng thời, Nguyễn Văn Dương đề nghị cơ quan chức năng "giúp mình" tiến hành thu hồi một số tài sản, nguồn vốn đã đầu tư tại một số công ty để khắc phục hậu quả.
Theo cáo trạng, tổng số tiền phải truy thu của Nguyễn Văn Dương đã hưởng lợi là hơn 1.655 tỷ đồng. Bản cáo trạng cũng quy kết Nguyễn Văn Dương phạm tội "Rửa tiền" với số tiền hơn 329 tỷ đồng nộp Công ty UDIC, để chuyển vào Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
Dương xác nhận nội dung cáo trạng truy tố những hành vi cùng bị cáo Phan Sào Nam vận hành game bài Rikvip là đúng.
Chủ tọa phiên tòa đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc vận hành game bài Rikvip khi chưa được cấp phép, bị cáo Nguyễn Văn Dương liên tục trả lời rằng "đang xin cấp phép".
Tuy nhiên, sau đó Dương cũng thừa nhận, khi hợp tác với Phan Sào Nam phát hành và vận hành game bài thì chưa được Bộ Truyền thông và Thông tin cấp phép hoạt động.
* Dì ruột Phan Sào Nam khai vì tin tưởng mà cất giữ tiền hộ
Sau khi kết thúc xét hỏi đối với bị cáo Phan Sào Nam, Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Phan Thu Hương (dì ruột của bị cáo Phan Sào Nam).
Bị cáo Phan Thu Hương cho biết tình cảm giữa bị cáo với Phan Sào Nam không khác gì tình mẫu tử. Thực chất việc giúp Nam cất giữ số tiền hơn 236 tỷ đồng và đầu tư sinh lời vì tin tưởng Nam.
Bị cáo Hương cho rằng bản thân luôn nghĩ đó là số tiền hợp pháp, chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết đó là tiền do phạm tội mà có.
Bị cáo đã nhận ra lỗi lầm của "người mẹ", người dì ruột đối với Phan Sào Nam khi không tìm hiểu nguồn gốc của số tiền rất lớn như vậy. Đến nay, bị cáo Hương đã khắc phục hoàn toàn số tiền mà cơ quan điều tra thông báo cho bị cáo biết, là hơn 236 tỷ đồng.
Tổng cộng Phan Sào Nam chỉ đạo nhân viên và đối tác chuyển vào tài khoản của Phan Thu Hương số tiền hơn 236 tỷ đồng và nhờ bà Hương kinh doanh sinh lời.
Sau khi nhận được số tiền trên, Phan Thu Hương gửi tiết kiệm ngắn hạn, sau đó rút ra mua vàng, đô-la Mỹ rồi bán kiếm lời.
Bên cạnh đó, Phan Thu Hương sử dụng một phần nguồn tiền này và tiền vốn tự mình tích cóp được mua các căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bị cáo Phan Thu Hương bị truy tố về tội "Rửa tiền"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Xét hỏi bị cáo Phan Sào Nam
18:11' - 17/11/2018
Chiều 17/11, tiếp tục phiên xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ, bị cáo Phan Sào Nam (cựu Giám đốc Công ty Cổ phần VTC online), là một trong những người cầm đầu đường dây lên bục xét hỏi.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Con bạc nướng rất nhiều tiền vào trò "Tài xỉu"
18:14' - 16/11/2018
Qua lời khai của rất nhiều con bạc tại tòa, "Tài xỉu" là hình thức "hút khách" nhất và các con bạc đã "nướng" rất nhiều tiền vào trò chơi này.
-
Kinh tế và pháp luật
Lập khống hóa đơn để hợp thức hóa tiền đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng
12:49' - 16/11/2018
Sáng 16/11, Hội đồng xét xử tiến hành thẩm vấn nhóm bị cáo thuộc các công ty trung gian thanh toán, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Khép lại phiên tòa chống độc quyền công nghệ quảng cáo của Google tại Mỹ
15:30'
Google và Chính phủ Mỹ đã đối đầu tại tòa án liên bang, khi mỗi bên đưa ra các luận điểm cuối cùng trong vụ kiện xoay quanh cáo buộc Google thống trị không công bằng thị trường quảng cáo trực tuyến.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngừng xét xử vụ án hình sự với Tổng thống đắc cử Donald Trump
10:30'
Ngày 25/11, thẩm phán liên bang Mỹ đã quyết định ngừng xét xử vụ án hình sự với Tổng thống đắc cử Donald Trump. với cáo buộc ông tìm cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh giác lừa đảo mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
09:57'
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo.
-
Kinh tế và pháp luật
Ấn Độ phá vỡ vụ vận chuyển lậu ma túy trên biển lớn nhất lịch sử
09:05'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Lực lượng Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) đã tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên một tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
-
Kinh tế và pháp luật
Rộ chiêu lừa đảo mới liên quan đến vay vốn và mua sắm trực tuyến
08:33'
Không chỉ lừa đảo qua điện thoại, tội phạm công nghệ cao còn chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
-
Kinh tế và pháp luật
Một số vi phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
17:25' - 25/11/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về một số vi phạm trong tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị 30 năm tù giam
13:06' - 25/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế năng lượng xảy ra tại Trung ương và địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh sát Tokyo tiếp nhận 4 triệu món đồ thất lạc mỗi năm
07:00' - 25/11/2024
Bạn có bị mất ô, chìa khóa hay thậm chí là một con sóc bay? Nếu bạn ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng chúng đang được cảnh sát chăm sóc chu đáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
22:29' - 24/11/2024
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.