Thu ngân sách Nhà nước cả năm ước đạt 98%
Sau khi nghe các báo cáo của Bộ Tài chính, báo cáo của các địa phương, căn cứ số liệu tính đến hết ngày 30/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, kết quả thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2020 rất tích cực và toàn diện.
Bộ Tài chính cho biết, ước thực hiện cả năm 2020, thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 1.481,6 nghìn tỷ đồng, đạt 98% so dự toán, tăng 158,5 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội.
Tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 23,5%GDP, riêng thuế, phí đạt 18,9%GDP.
Trong năm, cơ quan Thuế đã thực hiện gia hạn hoặc miễn giảm tiền thuê đất, phí và lệ phí khoảng 128 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đồng thời, thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế kết hợp với hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hải quan để tạo thuận lợi tối đa, tiết giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Trong năm, toàn ngành cũng đã tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, với trên 86 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (riêng cơ quan Thuế thực hiện 79,6 nghìn cuộc); kiểm tra 737 nghìn hồ sơ kê khai thuế; điều tra chống buôn lậu bắt giữ, xử lý gần 15 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan.
Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính trên 76 nghìn tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu nộp ngân sách nhà nước trên 22 nghìn tỷ đồng (đã thu nộp 13,5 nghìn tỷ đồng); giảm lỗ, giảm khấu trừ và xử lý tài chính khác gần 50 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là những con số hết sức tích cực trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,91%, thấp hơn nhiều so mục tiêu (6,8%) và thực hiện nhiều giải pháp chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh.
Về chi ngân sách, trong bối cảnh thu ngân sách giảm, cân đối ngân sách các cấp khó khăn, song nhờ chủ động trong điều hành và vận dụng hiệu quả nhiều giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước, ngành tài chính vẫn đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Tính đến hết ngày 30/12, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ cho gần 13 triệu người dân.
Đồng thời, đề xuất cấp 36,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.
Một điểm sáng trong điều hành là tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so năm trước, lũy kế hết tháng 12 đã đạt gần 83% kế hoạch năm.
Bội chi ngân sách nhà nước nợ công được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi Quốc hội cho phép, tương ứng khoảng 4,2%GDP và 55,9%GDP.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, kết quả đạt được trong năm 2020 là rất tích cực và toàn diện trong bối cảnh chúng ta chịu tác động nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh.
"Đây là sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Các kết quả này cũng là tiền đề quan trọng để chúng ta tự tin bước vào năm 2021, năm đầu của kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ tới", Bộ trưởng nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- thu ngân sách
- ngân sách nhà nước
- covid 19
Tin liên quan
-
Tài chính
Thu ngân sách từ thuế vượt dự toán được giao
11:33' - 31/12/2020
Sáng 31/12, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.261.662 tỷ đồng, bằng 100,6% dự toán.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2020, vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước cao nhất trong giai đoạn 2011-2020
19:33' - 27/12/2020
Năm 2020, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 91,1% kế hoạch năm 2020 và tăng 34,5% so với năm 2019, mức đạt cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thứ tự ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2021
07:00' - 26/12/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế thương mại điện tử: Công bằng với các loại hình kinh doanh
09:22'
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội gia tăng việc làm và phát triển kinh tế khu vực tư nhân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
-
Tài chính
Cho vay hộ gia đình Hàn Quốc sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng
08:55'
Các khoản cho vay hộ gia đình được các ngân hàng ở Hàn Quốc gia hạn đã sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 7/2022, phần lớn do người dân hạn chế đi vay trong bối cảnh lãi suất tăng nhanh.
-
Tài chính
Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới
08:16' - 14/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới, trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện "thắt lưng buộc bụng" do khó khăn kinh tế và lạm phát.
-
Tài chính
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức lần đầu tăng trên 1% sau hai tuần
09:23' - 13/08/2022
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức, được coi là mức chuẩn cho thị trường trái phiếu Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lần đầu tiên tăng lên mức trên 1% kể từ ngày 28/7.
-
Tài chính
CryptoCompare: Giao dịch phái sinh tiền điện tử tăng 13%
17:10' - 12/08/2022
Giao dịch phái sinh tiền điện tử trên các sàn giao dịch tập trung đã tăng lên 3,12 nghìn tỷ USD trong tháng 7/2022.
-
Tài chính
Nợ công Nhật Bản tăng cao kỷ lục
12:28' - 12/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới.
-
Tài chính
Vay ngoại tệ "đau đầu" do chênh lệch tỷ giá
17:09' - 11/08/2022
Cùng với áp lực lạm phát, thời gian qua, chênh lệch tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng lên do sự lên giá của đồng USD.
-
Tài chính
Tỷ lệ lạm phát của Italy giảm trong tháng 7/2022
15:26' - 11/08/2022
Ngày 10/8, Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố số liệu chính thức cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng 7/2022 đã giảm từ mức 8% ghi nhận hồi tháng Sáu xuống 7,9%.
-
Tài chính
Lạm phát hàng năm tại Nga chậm lại trong tháng Bảy
11:03' - 11/08/2022
Lạm phát hàng năm tại Nga đã chậm lại trong tháng Bảy, nhờ giá tiêu dùng giảm giữa các tháng khi nhu cầu yếu, cho phép Ngân hàng trung ương Nga tiếp tục hạ lãi suất.