Thu phí tiền gửi bằng USD chỉ là giải pháp tình thế
Những ngày qua, câu chuyện điều hành chính sách tiền tệ lại nóng lên khi thị trường rộ lên thông tin nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới trong năm 2016 và sẽ thu phí tiền gửi bằng USD. Dưới góc nhìn chuyên gia, Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về vấn đề này.
PV: Thưa ông, gần đây có thông tin từ phía nhà điều hành rằng nhiều khả năng người gửi tiết kiệm bằng USD sẽ phải trả thêm phí, hay nói cách khác, lãi suất tiền gửi bằng USD sẽ xuống âm. Vậy ông có bình luận gì về vấn đề này? Ông Nguyễn Đức Độ: Theo tôi, việc thu phí tiền gửi tiết kiệm bằng USD nếu có cũng chỉ là giải pháp mang tính tình thế, trong trường hợp bất đắc dĩ mới phải làm. Hiện tại, tín dụng bằng ngoại tệ vẫn đang tồn tại song song với tín dụng nội tệ. Về tâm lý, khi gửi tiền mà phải trả thêm phí sẽ có nhiều người đi rút, cho nên nếu giảm ngay lãi suất tiền gửi USD tiếp nữa xuống âm thì người dân có thể sẽ rút tiền bằng ngoại tệ mạnh. Nếu quá nhiều người rút sẽ gây hiệu ứng không tốt cho hệ thống. Bên cạnh đó, có nhiều đối tượng gửi ngoại tệ trong ngân hàng không phải nhằm mục đích nắm giữ mà để phục vụ nhu cầu thanh toán, nếu lãi suất gửi USD xuống âm thì cũng là câu chuyện đáng bàn đối với nhóm người này, vấn đề này tương đối phức tạp và ngân hàng Nhà nước cũng phải cân nhắc. Tuy nhiên, nếu quá trình chống đô la hóa diễn ra tốt, niềm tin của thị trường vào tiền Việt cao lên thì có lẽ lãi suất gửi USD âm cũng không ảnh hưởng gì, khi ấy thì cũng chả cần đưa lãi suất về âm. Về cơ bản thì vẫn cần phải làm sao để VND mất giá ít, lạm phát thấp thì lúc đấy người dân sẽ nắm giữ tiền đồng nhiều hơn và không cần thiết phải giảm lãi suất USD xuống âm. PV: Theo ông việc người dân nắm giữ USD thời điểm này có lợi gì? Ông: Nguyễn Đức Độ: Nói chung nếu xét về dài hạn thì việc nắm giữ tiền đồng hiện nay có thể được lời khoảng 6,5%/năm. Với tình hình hiện nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giữ ổn định tỷ giá và không điều chỉnh tỷ giá quá lớn để có dư địa hạ lãi suất. cho nên về lâu dài thì nắm giữ USD không thể lời cao hơn nắm giữ VND. Tất nhiên, có thể có những người chờ đợi đồng bạc xanh lên giá trong vài tuần hay vài tháng tới để kiếm lời, nhưng đấy là mang tính đầu cơ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc trong thời gian ngắn nữa Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh không lại là điều khó nói. Nếu Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều chỉnh tỷ giá hàng ngày và mức độ điều chỉnh rất nhỏ thì lúc đấy nắm giữ USD không có lợi bằng nắm giữ tiền đồng. Về lâu dài, cầm USD không phải là thượng sách. PV: Năm 2016 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều thay đổi đối với chính sách điều hành tỷ giá. Vậy quan điểm của ông về chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian tới như thế nào? Ông Nguyễn Đức Độ: Theo tôi, với diễn biến hiện nay, trong năm 2016, Ngân hàng Nhà nước nếu điều chỉnh tỷ giá nên điều chỉnh “nhỏ giọt”, nghĩa là điều chỉnh mỗi ngày một ít, không nên điều chỉnh 1 lần mà tăng tới 1%, có thể tăng trong nhiều ngày, mỗi ngày vài đồng. Cái đấy gọi là “bò trườn”, trước đây cũng đã thực hiện phương pháp này. Về lâu dài, với cách điều chỉnh như vậy, sau 1 năm vẫn có sự linh hoạt nhưng trong ngắn hạn sẽ tạo được sư ổn định. Nó sẽ giúp người ta nhìn rõ hơn con đường đi của tỷ giá và xây dựng kỳ vọng của mình theo con đường đấy và Ngân hàng Nhà nước sẽ điều khiển kỳ vọng của thị trường thông qua những bước đi đấy. Nếu cứ giữ nguyên tỷ giá trong một thời gian dài rồi lại điểu chỉnh thêm 1% thì sẽ dẫn đến tâm lý găm giữ, người dân sẽ kỳ vọng có được 1% tăng lên trong một thời gian ngắn. Như thế lợi nhuận sẽ cao hơn so với gửi tiền đồng vào ngân hàng. Còn với cơ chế tỷ giá “bò trườn” như tôi nói, sẽ giảm bớt kỳ vọng đó đi. Sẽ đạt được mục tiêu ổn định trong ngắn hạn, linh hoạt trong dài hạn. Ngoài ra, điều chỉnh tỷ giá không tác động ngay lập tức đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Nếu điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ cho sản xuất thì chỉ nên điều chỉnh dần dần, không nhất thiết phải điều chỉnh lớn trong 1 vài lần, như thế chỉ có lợi cho đầu cơ. PV: Xin trân trọng cảm ơn ông và chúc ông năm mới nhiều thành công!Tin liên quan
-
Ngân hàng
Giảm lãi suất USD: Biện pháp mềm dẻo để ổn định tỷ giá
15:20' - 18/12/2015
Bình luận về việc NHNN hạ lãi suất tiền gửi USD còn 0%, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng, cho rằng đây là một biện pháp mềm dẻo để loại bỏ dần tín dụng ngoại tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi bằng USD còn 0%/năm
20:21' - 17/12/2015
Từ ngày mai (18/12), lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và tiền gửi của cá nhân là 0%/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ giá VND/USD sẽ khó vượt trần
17:46' - 07/12/2015
Giới phân tích nhận định Ngân hàng Nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá. Các ngân hàng thương mại nếu có điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD thì cũng không thể vượt trần quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).