Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Kích cầu tiêu dùng nội địa để ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh hơn
Nhằm hỗ trợ, kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chiều 1/7, Bộ Công Thương đã phát động Chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa và tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020.
Bên lề lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về kế hoạch hành động của ngành công thương với mục tiêu tạo sức hút lớn, kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, đến thời điểm này có thể nhận thấy rằng việc kích cầu và tiêu dùng nội địa là những giải pháp giúp tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vậy, Bộ Công Thương đã có những chương trình cụ thể như thế nào liên quan đến vấn đề này? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Không phải chỉ có thời điểm này khi dịch COVID-19 có tác động rất nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong khi nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc tương đối nhiều vào kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, không phải thời điểm này mới kích cầu nội địa mà đã rất nhiều năm trước theo chỉ đạo của các cấp, các ngành, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án phát triển thị trường nội địa và có thêm nhiều các chương trình khác nữa. Chẳng hạn từng mặt hàng, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng chương trình tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước. Ngoài ra, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với thị trường nội địa hay các chương trình liên quan đến miền núi, biên giới, hải đảo và các vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, tại thời điểm này khi hoạt động xuất nhập khẩu có ảnh hưởng thì việc đẩy mạnh thương mại nội địa, thị trường trong nước hết sức quan trọng.Ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương đã xây dựng những chương trình về phát triển thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay từng mặt hàng ứng với kết nối cung cầu giữa các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành trên địa bàn toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức các chương trình đưa hàng hoá thiết yếu đến các khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa những nơi doanh nghiệp khó tiếp cận hoặc có tiếp cận nhưng không mang lại hiệu quả. Vì thế, các chương trình mà Bộ Công Thương đang xây dựng hết sức cần thiết. Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng chương trình kích cầu nội địa gồm rất nhiều nội dung; trong đó có chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2020 và được tổ chức trên toàn quốc. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với những thành phố lớn và tất cả các địa phương để xây dựng hội chợ, triển lãm và kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng và nhất là sự phối hợp của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để đưa các mặt hàng có chất lượng đến người tiêu dùng cả nước. Phóng viên: Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm những điểm mới trong việc kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng hoặc cách thức làm mới trong thời gian qua? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cách thức làm mới hay tiêu thụ hàng hoá đầu tiên cần sự chủ động từ phía doanh nghiệp.Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương; trong đó có các cấp các ngành, các địa phương đã xây dựng những hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước.
Cùng với đó là những cuộc kết nối cung cầu, sản phẩm ngay tại Việt Nam như vải, xoài, mận từ Sơn La, Lai Châu nhưng để người tiêu dùng phía Nam biết tới. Ngược lại, những sản phẩm về thuỷ sản trong Nam cũng được đưa ra giới thiệu tới người tiêu dùng biên giới, vùng sâu phía Bắc. Vì vậy, rất cần những sự kết nối, hội chợ, triển lãm hay hội nghị, hội thảo kể cả tập huấn cho doanh nghiệp về kỹ năng thị trường, phát triển từng sản phẩm, mẫu mã…đều hết sức quan trọng để phù hợp với thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Trước đây, mặc dù chúng ta đã kêu gọi và nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận thức được việc không chỉ tập trung vào xuất khẩu mà thị trường nội địa với 100 triệu dân cũng là thị trường rất lớn mang lại hiệu quả thiết thực nhưng đầu tư với thị trường này còn có mức độ, thậm chí chưa được coi trọng đúng mức. Do đó, việc kết nối của các cơ quan quản lý Nhà nước; trong đó có Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp để họ hiểu được những thị trường, mặt hàng có thế mạnh. Ngoài ra, không phải sản phẩm nào người dân trong nước cũng phù hợp, như cá tra, cá ba sa có thể xuất khẩu rất tốt, nhất là sang Hoa Kỳ, EU nhưng với thị trường trong nước lại chưa thích hợp. Vậy nên, Bộ Công Thương đã làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để cá tra, cá ba sa không dừng lại ở việc bán tươi sống mà còn hướng dẫn cách chế biến sao cho phù hợp với thị hiếu và thuận lợi hơn cho người tiêu dùng Việt Nam. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ thuận lợi hơn trong việc kích thích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm mà hiện nay đang có ngay tại Việt Nam. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.>>>Sẽ có mức khuyến mại 100% trong tháng khuyến mại tập trung quốc gia
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Masan đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam
16:17' - 30/06/2020
Năm 2020, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 75.000 - 85.000 tỷ đồng (tăng trưởng từ 101% đến 128% so với năm 2019) và lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận thiểu số đạt từ 1.000 - 3.000 tỷ đồng
-
Hàng hoá
Doanh số bán lẻ của Singapore giảm mạnh nhất kể từ năm 1985
19:07' - 05/06/2020
Mức sụt giảm trong tháng 4/2020 lớn hơn rất nhiều so với con số giảm 13,3% ghi nhận trong tháng 3/2020, đồng thời đánh dấu tháng thứ 15 doanh số bán lẻ suy giảm liên tục.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.