Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Tận dụng tối đa để lấy nước cho tưới dưỡng vụ Đông Xuân
Qua kiểm tra thực địa tại trạm bơm Đại Định (Vĩnh Phúc); trạm bơm Trung Hà, trạm bơm Phù Sa (Hà Nội), Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, dù rút ngắn 2 ngày so với kế hoạch, nhưng đợt 1 đã cơ bản đáp ứng nhu cầu nước cho đổ ải. Còn khoảng 5% diện tích để các tỉnh, thành phố tiếp tục lấy nước trong đợt 2. Đợt này, các tỉnh đang tập trung đổ ải diện tích còn lại và ngành chỉ đạo các địa phương tích cực lấy nước cho tưới dưỡng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, các địa phương gặp khó khăn lấy nước là Hà Nội, Vĩnh Phúc và một phần của Hải Phòng. Lần đầu tiên Hải Phòng có một số diện tích lấy nước khó khăn do ảnh hưởng của mặn. Hà Nội và Vĩnh Phúc do vụ Đông kéo dài nên việc lấy nước chậm hơn so với các địa phương khác.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, sau đợt 2, một số địa phương do lượng nước tích trữ trong sông ngòi, ao hồ... hạn chế cần phối hợp với các nhà máy thủy điện, kết hợp cùng con triều để tiếp tục lấy nước không tập trung vào ruộng phục vụ cho tưới dưỡng cây lúa.
“Tưới dưỡng sẽ không lấy nước tập trung. Các địa phương sẽ tận dụng con triều cộng với phát điện tăng cường để lấy nước. Như vây, các địa phương sẽ lấy nước rải rác. Việc này địa phương sẽ vất vả hơn nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được nguồn nước xả”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.
Bên cạnh đó, các địa phương phải tập trung cấy theo đúng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, các địa phương phải cơ bản cấy cơ bản xong trong tuần này và hoàn thành trước 28/2.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Quyến cho biết, tổng diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân của thành phố là gần 80.000 ha. Hiện, diện tích lấy nước đã đạt khoảng 86%.
Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, với sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc lấy nước của Hà Nội có nhiều thuận lợi. Tiến độ lấy nước bảo đảm theo kế hoạch chung của khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
Theo kế hoạch, đến ngày 22/2, khi kết thúc đợt 2 lấy nước, thành phố sẽ cấp đủ nước cho khoảng 93% tổng diện tích; còn lại 7% diện tích ở các địa phương có tập quán canh tác muộn như: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh sẽ có nước tích trữ để bảo đảm sẵn sàng bơm phục vụ bà con.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, về dài hạn, Hà Nội tiếp tục nâng cấp hệ thống trạm bơm dọc các tuyến sông, nhất là sông Hồng. Đồng thời, nghiên cứu thiết kế để hệ thống thuỷ lợi thích ứng hiệu quả với điều kiện nguồn nước; hệ thống các công trình thuỷ lợi vận hành ổn định, bền vững, không phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thuỷ điện.
Đối với một số địa phương có diện tích làm đất thấp, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đề nghị cần tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xuống đồng sản xuất, thực hiện lấy nước đến đâu, làm đất, gieo cấy đến đó, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước và phấn đấu cấy hết diện tích trong khung thời vụ.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, bước vào đợt 2, EVN cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động nguồn lực tận dụng nguồn nước xả từ các hồ thủy điện sớm hơn 1-2 ngày để đảm bảo các trạm bơm hoàn thành lấy nước trong đợt 2.
Nhu cầu lấy nước của các địa phương cơ bản đảm bảo. Thời gian tới, để bảo đảm đủ nước cho giai đoạn tưới dưỡng, EVN sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tùy theo các con triều sẽ có giải pháp linh hoạt từ các hồ thủy điện để tăng cường lấy nước, cũng như đảm bảo hiệu quả cho phát điện.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến 15 giờ ngày 19/2, tổng diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2023 - 2024 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 476.504 ha, đạt 96,7% (tăng 1,2% so với ngày 18/2).
Cụ thể, các địa phương có diện tích lấy nước đạt 100% là Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,Phú Thọ; những địa phương có diện tích lấy nước đạt thấp hơn là Ninh Bình 99%, Bắc Ninh 98%, Hải Dương 96%, Hải Phòng 97%, Vĩnh Phúc 94%, Hà Nội 86%.
Đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/2 và sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày 21/2 (tổng cộng 4 ngày).
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 95% diện tích vụ Đông Xuân đã có nước gieo cấy
17:36' - 18/02/2024
Các địa phương có diện tích lấy nước đạt 100% là Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định; những địa phương có diện tích lấy nước đạt thấp hơn là Ninh Bình 99%, Bắc Ninh 98%...
-
Kinh tế & Xã hội
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
14:36' - 15/02/2024
Đợt 2 bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/2 đến 24 giờ ngày 21/2 (tổng cộng 4 ngày).
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng phương án cấp điện cho lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân đợt 2
18:29' - 05/02/2024
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các tỉnh, thành phía Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp và lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.