Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2018
Chỉ thị nêu rõ, năm 2018, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,4-6,8%.
Các địa phương căn cứ số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương ước thực hiện cả năm và dự báo triển vọng phát triển để xác định chỉ tiêu GRDP năm 2018 cho phù hợp.
Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, phấn đấu tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP năm 2018 khoảng 21%; loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách thì dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của các doanh nghiệp nhà nước, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 12-14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2017 và dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2017. Về dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018, phải thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ quan trọng, cấp thiết và khả năng triển khai trong năm 2018.Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới khi cân đối được nguồn; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020. Việc bố trí vốn kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng quy định hiện hành trước khi xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2018. Đối với các dự án dự kiến bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 thấp hơn so với quyết định đầu tư phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý hoặc bổ sung nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án phù hợp với quy mô vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu đã được phê duyệt nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, các địa phương chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển; các dự án, công trình y tế, giáo dục, các dự án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm liên ngành, liên lĩnh vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Chương trình, dự án bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2018 phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án khẩn cấp theo quy định của Luật Đầu tư công. Về chi thường xuyên, Chỉ thị yêu cầu xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, bảo đảm đủ nhiệm vụ, đúng chính sách, chế độ theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết; triệt để tiết kiệm, gắn với việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, giảm tần suất và thắt chặt các khoản chi lễ hội, khánh tiết,... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền; mở rộng thực hiện khoán xe ô tô công. Phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo; 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ. Chỉ thị cũng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương bao gồm: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư; đồng thời yêu cầu các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được giao tự chủ phấn đấu tăng thu cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ và sử dụng nguồn thu này ưu tiên để thực hiện cải cách tiền lương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Đức
08:12' - 06/07/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi nói chuyện thân mật và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đông đảo đại diện cộng đồng người Việt và lưu học sinh Việt Nam tại Đức.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án yếu kém
20:36' - 05/07/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương chiều 5/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo bang Rheinland-Pfalz của CHLB Đức
19:18' - 05/07/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Đức, kiêm Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz, bà Malu Drayer.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt
17:43' - 05/07/2017
Chiều 5/7 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Frankfurt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
19:34'
Ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:55'
Chiều 24/1, tại Thủ đô Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:33'
Ngày 24/1/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện thành công dự án đường dây 500kV nhập khẩu điện từ Lào
12:38'
Vào lúc 22h43 phút ngày 23/01/2025, dự án đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dịp Tết
11:27'
Tại Hà Nội, những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn bắt đầu sôi động, tấp nập hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cầu Rạch Miễu 2 dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/10
11:25'
Dự án cầu Rạch Miễu 2 dự kiến kế hoạch hợp long biên trong tháng 4/2025, hợp long giữa trong tháng 8/2025, thông xe kỹ thuật ngày 2/9/2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30/10/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Dự án Nhà máy điện hạt nhân
09:35'
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Dự án Nhà máy điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
20:40' - 23/01/2025
Chiều ngày 23/01/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc sẽ công nhận hệ thống tương đương
18:46' - 23/01/2025
Một trong những điểm chính của dự thảo là công nhận hệ thống tương đương.