Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án yếu kém
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương chiều 5/7. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Chiều 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về vấn đề này.
Xử lý các dự án yếu kém
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, trong số 12 dự án yếu kém của ngành, hiện 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón gồm đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP số 1 Đình Vũ và DAP số 2 Lào Cai đang hoạt động bình thường, công suất các nhà máy đạt từ 70 – 80%.
Các nhà máy vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm (tăng sản lượng DAP 64% có chất lượng tốt để tăng khả năng cạnh tranh).
Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện, chi phí biến đổi thấp hơn giá bán từ 140.000-600.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh vẫn lỗ do các chính sách mới được áp dụng nên chưa có hiệu quả ngay.
Các chủ đầu tư cơ bản hoàn thành báo cáo quyết toán dự án đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước. Song, còn nhiều nội dung chưa thống nhất khi quyết toán với các nhà thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), đặc biệt là dự án đạm Ninh Bình. Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam rà soát tính pháp lý của hợp đồng EPC dự án này và xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan. Đối với 3 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học (ethanol), dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi chưa tái khởi động được, hai dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Bình Phước đang xây dựng phương án thoái vốn theo quy định.Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên đã hoàn thành việc rút vốn 1.000 tỷ đồng vốn góp của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để bảo toàn một phần vốn nhà nước tại dự án và đang giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc liên quan đến hợp đồng EPC, các hợp đồng thầu phụ đã ký với 14 nhà thầu Việt Nam.
Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt – Trung - VTM) đã thống nhất tiếp tục góp vốn để đầu tư hạng mục dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn/năm; nguồn vốn thực hiện do các bên liên doanh tự góp 30%, vay vốn thương mại 70% của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Đến 26/6, VTM đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mỏ Quý Xa 99 tỷ đồng. Từ tháng 3/2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bắt đầu có lãi, ước tính lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm là 67 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã nộp tổng cộng 293 tỷ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ (PVTex) là hết sức khó khăn. PVTex đã bị thua kiện trong vụ tranh chấp với Khu công nghiệp Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở.Khi bản án có hiệu lực, PVTex sẽ phải trả các khoản nợ gốc, lãi và án phí lên đến trên 73 tỷ đồng nhưng PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, do vậy sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án và phương án khởi động lại Nhà máy hay bán, chuyển nhượng là khó khả thi.
Làm rõ thêm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin, 12 dự án thua lỗ có tổng mức đầu tư là 63.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350 tỷ đồng. Chủ yếu các dự án đầu tư bằng vốn vay, lên đến 75%.Trong số đó, có 6 dự án đang vận hành sản xuất kinh doanh nhưng bị thua lỗ, gồm 4 dự án phân đạm, nhà máy đóng tàu Dung quất và nhà máy thép Việt Trung. 3 dự án đang bị dừng thi công gồm nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhà máy Bột giấy Phương Nam và nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. 12 nhà máy lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 16.126 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn lại 3.985 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp vốn chủ sở hữu âm.
“Những sai phạm, yếu kém trong quá trình đầu tư và vận hành có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thẳng thắn mà nói, chủ quan là nguyên nhân chủ yếu nhất”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ.Theo Phó Thủ tướng, “căn bệnh” chung của 12 dự án là khi lập dự án phê duyệt rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện lại rất trì trệ, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vướng mắc với nhà thầu EPC, phải điều chỉnh mức đầu tư. Có những dự án kéo dài đến nay vẫn chưa xong, làm tổng mức đầu tư tăng lên đến gần 50%.
Bên cạnh đó, khi lập phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh, các thông số đầu vào, đầu ra rất khả quan nhưng đến khi thực tế vận hành ngược lại, chi phí đầu vào cao, đầu ra rất thấp.
Quy trách nhiệm
Đánh giá cao Tổng công ty Thép Việt Nam đã rút được trọn vẹn 1.000 tỷ đồng vốn góp của SCIC tại dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) và nỗ lực chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của 4 nhà máy sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê bình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trì trệ trong xử lý các dự án yếu kém, khi cho rằng 3 dự án ethanol và PVTex không những hầu như không có chuyển biến gì mà còn tệ đi.
Giải trình trước Phó Thủ tướng, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, Tập đoàn thuê luật sư cùng với chủ đầu tư PVTex để xử lý các vấn đề liên quan đến việc thi hành phán quyết của Tòa. Đồng thời, hỗ trợ PVTex trong việc xử lý để quyết toán các công việc đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ.Phương án xử lý đối với nhà máy được Tập đoàn đưa ra là khởi động lại rồi hợp tác với nước ngoài, tuy nhiên, để làm được thì phải bỏ thêm 256,3 tỷ đồng trong khi các dự án không được sử dụng vốn nhà nước nên rất khó khăn, vướng mắc trong triển khai. Tập đoàn triển khai phương án định giá để đấu giá công khai và xây dựng phương án phá sản trong trường hợp xấu nhất.
“Theo phương án đã chọn thì phải bỏ thêm vốn nhà nước, không có chuyện đó, tại sao đạm Ninh Bình chạy được mà anh không chạy được?” Phó Thủ tướng truy. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ quan điểm Nhà nước không cấp vốn, Tập đoàn xử lý theo nguyên tắc thị trường. “Vay, ứng như thế nào đó là trách nhiệm của Hội đồng quản trị, của các cổ đông. Nếu không chuyển sang phương án bán đấu giá, bán đồng nát thu được đồng nào hay đồng nấy”. Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu từng dự án phải có người chịu trách nhiệm. “Lãnh đạo Bộ Công thương, lãnh đạo của từng tập đoàn, có bao nhiêu ông chịu trách nhiệm dự án nào ghi rõ vào đây, không nói chung chung. Tại sao cũng khó khăn như vậy các tập đoàn làm được. Nói rõ có làm được hay không làm được, ai là người chịu trách nhiệm ở đây, để chúng tôi còn báo cáo cấp thẩm quyền còn xử lý”, Phó Thủ tướng cương quyết. Nhấn mạnh phương hướng xử lý các dự án, nhà máy trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu bám sát Kết luận của Bộ Chính trị nhằm đạt hai mục tiêu: Sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước theo lộ trình hết năm 2017 hoàn thành phương án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xong việc triển khai các phương án (kể cả bán được Nhà máy Bột giấy Phương Nam);hết năm 2018 xử lý căn bản các yếu kém và tới năm 2020 thì hoàn thành xử lý các nhà máy, dự án này. Đồng thời xử lý nghiêm minh vi phạm quản lý kinh tế của các cá nhân, tập thể gây thua lỗ tại các dự án, nhà máy trên.
Phó Thủ tướng khẳng định “kiên quyết xử lý theo cơ chế thị trường với 2 điểm là tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, nhà máy. Kiên quyết xử lý sớm vướng mắc pháp lý của các dự án. Ưu tiên bán dự án, nhà máy cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, cho phép giải thể các dự án không có khả năng, thu hồi tối đa tài sản...”. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương họp với Tập đoàn PVN củng cố lại, phân công, phân nhiệm cụ thể, trong vài tháng tới không có chuyển biến trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ sẽ có biện pháp mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Theo dõi chặt diễn biến kinh tế vĩ mô
19:50' - 01/07/2017
Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định trong 6 tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Điều hành giá phải bám sát mục tiêu tăng trưởng
15:25' - 01/07/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều hành giá năm 2017 phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đẩy mạnh công tác liên kết vùng
17:07' - 29/06/2017
Ngày 29/6, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Rành mạch trong hợp tác công - tư tại các đơn vị sự nghiệp
16:07' - 10/06/2017
Phó Thủ tướng mong muốn Thành phố đánh giá với hệ thống đơn vị sự nghiệp hiện nay có đủ khả năng đáp ứng các dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc 4 Bộ về đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập
17:09' - 07/06/2017
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, điều kiện then chốt để chuyển sang xã hội hóa và tự chủ tài chính là phải tính đúng, tính đủ giá dịch vụ hoặc phải chuyển từ phí sang giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon
14:57'
Sáng 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon để trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Các mặt hàng xuất khẩu Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng mạnh
12:59'
Ngày 10/4, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, các mặt hàng xuất khẩu địa phương tiếp tục có sự tăng trưởng, sau 3 tháng đã đạt giá trị gần 300 triệu USD, tăng 30,27% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quyết tâm hoàn thành cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vào tháng 7/2026
12:56'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 9/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình triển khai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ASEAN cần đoàn kết, bình tĩnh, bản lĩnh trong hợp tác với Hoa Kỳ
12:34'
Việt Nam cho rằng ASEAN cần đoàn kết, bình tĩnh, bản lĩnh trong hợp tác với Hoa Kỳ; ưu tiên thúc đẩy hợp tác với đối tác ngoại khối nói chung và Hoa Kỳ nói riêng trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc: Tìm giải pháp bù khối lượng chậm tiến độ
11:44'
Các chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu phải có giải pháp để bù lại khối lượng đã chậm, dự phòng thời gian trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động thường ngày của nhân dân
11:22'
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị thi công trở lại một số hạng mục thủy điện Đăk Mi 1
10:32'
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã cho phép thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1 ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế 2 con số
10:20'
Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTG về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tích cực triển khai các sáng kiến tài chính, ngân hàng của ASEAN
10:13'
Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Việt Nam sẽ tục cải cách hành chính, đảm bảo sự đồng bộ và ổn định các quy định pháp luật, thúc đẩy hội nhập kinh tế – tài chính trong khuôn khổ ASEAN,