Thủ tướng Anh đặt mục tiêu sớm hoàn thành thỏa thuận thương mại với Mỹ
Trong tháng tới, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thông báo kế hoạch nhằm hoàn thành các thỏa thuận thương mại "chóng vánh" với cả hai đồng minh quan trọng nhất là Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, trong một bài phát biểu đưa ra tầm nhìn của mình về nước Anh hậu Brexit.
Theo các quan chức thân tín của ông Johnson được báo chí Anh tiếp cận, Thủ tướng Anh sẽ khẳng định mong muốn tiến hành song song các cuộc đàm phán với cả Brussels và Washington, qua đó đặt ra một thách thức to lớn cho đội ngũ mới mẻ các nhà đàm phán thương mại Anh – nhiều người trong số đó sẽ lần đầu tiên được tham gia vào các cuộc đàm phán dạng này.
Chính phủ Anh sẽ công bố những mục tiêu của mình về đàm phán thương mại với Mỹ trong tháng Hai. Trước đó, Anh đã bày tỏ ý muốn hoàn thành một thỏa thuận thương mại "kiểu" Canada với EU vào cuối năm 2020.
Bài phát biểu quan trọng của ông Johnson đang được đội ngũ cố vấn chắp bút trong bối cảnh Anh sẽ chính thức rời EU vào ngày 31/1 tới. Một quan chức Anh giấu tên cho biết vấn đề "Brexit" sẽ không được nhắc đến ngoại trừ việc khẳng định Anh đã "bước ra khỏi Brexit".
London đang chịu áp lực gia tăng từ phía Washington trong việc công khai lập trường đàm phán cho một thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh tương lai mà những nhân vật cấp cao ủng hộ Brexit tại Anh lâu nay vẫn mong đợi. Mỹ đã công bố lập trường của mình từ cách đây gần một năm.
Dự kiến ngày 23/1, các quan chức cấp cao của Anh, trong đó có Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liz Truss, Ngoại trưởng Dominic Raab và Chánh văn phòng Nội các Michael Gove, sẽ họp để thống nhất chiến lược đàm phán của Anh với các đối tác – trong đó ngoài Mỹ phải kể đến Nhật Bản, Australia, New Zealand…
Theo thỏa thuận Brexit hiện tại Anh không được phép chính thức đàm phán các thỏa thuận thương mại mới với bên thứ ba chừng nào nước này còn là thành viên của EU, song các cuộc thảo luận có thể bắt đầu sau ngày Brexit vào 31/1 tới.
Trong chuyến thăm Anh mùa Hè năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một thỏa thuận thương mại thực chất có thể tăng "từ ba đến bốn, năm lần" thương mại hiện tại giữa Anh và Mỹ, song Tổng thống Mỹ không giải thích cụ thể sẽ đạt mục tiêu này bằng cách nào.
Các quan chức Anh thì đưa ra đánh giá thận trọng hơn về những lợi ích tiềm năng của thỏa thuận thương mại Anh-Mỹ hậu Brexit. Các dự báo được tiết lộ của Chính phủ Anh cho rằng thỏa thuận thương mại với Mỹ về lâu dài có thể giúp kinh tế Anh tăng trưởng thêm khoảng 0,2%. Ngược lại, những dự báo này cho rằng Anh có thể thiệt hại 5% tiềm năng tăng trưởng trong vòng 15 năm nếu rời liên minh hải quan của EU và ký một thỏa thuận thương mại kiểu Canada.
Trong cuộc nói chuyện tuần trước với bà Truss, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh có thể được ký vào cuối mùa hè năm nay, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào mùa Thu.
Ông David Henig, Giám đốc Dự án chính sách thương mại Anh tại Trung tâm châu Âu về Kinh tế chính trị quốc tế, cho rằng có thể ký được thỏa thuận thương mại trong khoảng thời gian ngắn như trên – với điều kiện Anh chấp nhận không được nhận quy chế đối xử đặc biệt.
Chuyên gia này cho rằng, "Mỹ có khuôn mẫu đàm phán sẵn và đã từng thực hiện các thỏa thuận nhanh chóng. Nhưng một thỏa thuận như vậy chưa chắc đã có lợi cho Anh. Thỏa thuận Mỹ-Australia được hoàn thành trong thời gian ngắn theo yêu cầu của Australia cách đây vài năm đã được đánh giá là tác động tiêu cực đến kinh tế nước này."
Một cựu quan chức Chính phủ Anh là người đảng Bảo thủ cầm quyền cho rằng "hoàn toàn" không có khả năng nào cho Anh và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện trong vòng sáu tháng. Quan chức giấu tên này cho rằng hai bên có thể ký được một văn bản, nhưng vẫn cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua cũng như dư luận Anh chấp thuận. Nhiều khả năng thỏa thuận với Mỹ sẽ mất nhiều thời gian hơn thỏa thuận với EU, còn nếu muốn nhanh thì sẽ chỉ là một biên bản ghi nhớ không thực sự có giá trị ràng buộc.
Việc đàm phán song song với cả Mỹ và EU sẽ không hề dễ dàng với Anh, vì những đòi hỏi khác nhau của các đối tác này. Anh sẽ nhấn mạnh lại các yêu sách lâu nay của mình về quyền được tiếp cận thị trường sâu hơn dành cho các nhà sản xuất thực phẩm cũng như các doanh nghiệp dịch vụ tài chính. Một trong những yêu cầu đầu tiên sẽ là việc Mỹ "châm chước" cho Anh trong các loại thuế trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng với tất cả các nước EU vì tài trợ cho Airbus.
Trong khi đó Washington nhiều khả năng cũng sẽ yêu cầu Anh cho phép các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của mình tiếp cận sâu hơn, mở ra khả năng món gà "nhúng chlorine" tai tiếng của Mỹ sẽ vào thị trường Anh, cũng như việc phép các công ty y tế Mỹ tham gia nhiều hơn vào Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Đây được xem là hai "ranh giới đỏ" với Chính phủ Anh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo 2020: Kinh tế toàn cầu trước những thách thức khó lường
05:32' - 19/01/2020
Sau một năm môi trường kinh doanh toàn cầu bị chi phối bởi các vấn đề kinh tế vĩ mô và nhân tố địa chính trị, triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 có thể vẫn chịu tác động của những yếu tố tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiếp theo của Chính quyền Thủ tướng Boris Johnson trong lộ trình Brexit
06:30' - 17/01/2020
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang có hình ảnh của một nhà lãnh đạo đầy quyền lực ở trong nước, nhưng vị thế của ông trong những cuộc đàm phán Brexit sắp tới với Brussels không được như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đàm phán với Anh để đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit
12:40' - 16/01/2020
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết các cuộc thảo luận chính thức sẽ bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 2/2020 hay đầu tháng 3/2020 và đề cập cùng lúc tới một loạt vấn đề.
-
Kinh tế Thế giới
Số phận kinh tế Eurozone trong bối cảnh những bất ổn rình rập
05:30' - 16/01/2020
Số phận kinh tế của Eurozone sẽ phụ thuộc vào những tiến triển của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
2020: Một năm đầy thách thức đang chờ đợi liên minh châu Âu
06:30' - 15/01/2020
Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với những thách thức không nhỏ về kinh tế, chính trị, tiến trình Brexit, chỉ việc Anh rời EU, và biến đối khí hậu trong năm 2020.
-
Ngân hàng
BoE có thể sớm hạ lãi suất
12:42' - 10/01/2020
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Mark Carney, lãi suất tại nước này có thể sớm được cắt giảm để thúc đẩy nền kinh tế hiện tăng trưởng yếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.