Thủ tướng Anh khẳng định không thay đổi chiến lược kinh tế bất chấp khủng hoảng
Ngày 3/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định sẽ không cho phép quốc gia này trở lại tình trạng "nhập cư không kiểm soát" để giải quyết vấn đề thiếu lao động được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng chuỗi cung ứng nhiên liệu, khí đốt và thực phẩm hiện nay tại nước này.
Đây được cho là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Anh liên hệ tình trạng khủng hoảng hiện nay với sự kiện Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, một bước ngoặt mà London khẳng định là giúp kiểm soát hệ thống nhập cư quốc gia.
Phát biểu khai mạc Đại hội toàn quốc đảng Bảo thủ cầm quyền, được tổ chức tại thành phố Manchester, ông Johnson bảo vệ những biện pháp của chính phủ trong bối cảnh ngày càng nhiều người than phiền về tình trạng thiếu nhiên liệu, hàng hóa dịp Giáng sinh trong khi các công ty cung cấp khí đốt phải chật vật tránh phá sản khi giá bán buôn khí đốt tăng mạnh.
Do tính chất cấp bách của vấn đề, cuộc khủng hoảng đã được ông Johndson đề cập đầu tiên trong bài phát biểu tại đại hội đảng Bảo thủ, dù ban đầu ông dự kiến tập trung vào các nội dung như các biện pháp chống dịch COVID-19 sau 18 tháng và kế hoạch thực hiện các cam kết được đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2019 nhằm giải quyết những thách thức về bất bình đẳng, tội phạm và chăm sóc xã hội.
Trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Johnson cho rằng nền kinh tế Anh đã "đổ vỡ" từ trước Brexit và giờ đây đang trải qua những thay đổi cần thiết. Ông nêu rõ người dân Anh đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit vào năm 2016 và tiếp tục ủng hộ chính phủ do phe chủ trương Brexit lãnh đạo vào năm 2019, qua đó người dân đã thể hiện mong muốn chấm dứt mô hình kinh tế đã đổ vỡ, phụ thuộc vào lực lượng lao động lương thấp, ít kỹ năng và sản lượng kém.
Đây được cho là lần đầu tiên Thủ tướng Anh nhắc đến Brexit liên hệ với những khó khăn mà các chuỗi cung ứng và thị trường lao động nước này đang đối mặt, từ tình trạng gián đoạn vận chuyển nhiên liệu tới thiếu hàng hóa dịp Giáng sinh do thiếu tài xế xe tải.
Ngành chăn nuôi cũng đối mặt với nguy cơ hàng chục nghìn con lợn có thể bị tiêu hủy trong những ngày tới do các lò mổ không có người làm.
Tuy nhiên, ông Johnson khẳng định chính phủ do ông lãnh đạo sẽ không mở cửa cho nhập cư ồ ạt để giải quyết những khó khăn trên, đồng thời cho rằng trách nhiệm hiện nay là ở các doanh nghiệp, cần có những biện pháp tăng lương để thu hút thêm người lao động.
Chủ tịch đảng Bảo thủ Oliver Dowden cho biết chính phủ đang thực hiện các biện pháp nhằm thu hút thêm các tài xế xe tải.
Cuộc khủng hoảng trên được cho là phủ bóng lên đại hội toàn quốc của đảng Bảo thủ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Johnson có thể bị chỉ trích vì phá vỡ lập trường truyền thống của đảng Bảo thủ là áp thuế thấp, sau khi chính phủ mới đây công bố tăng thuế để hỗ trợ các lĩnh vực chăm sóc y tế và xã hội.
Về vấn đề này, ông Johnson khẳng định chính phủ không muốn tăng thuế nhưng cần phải làm điều đó vì trách nhiệm tài chính công, đồng thời khẳng định sẽ tránh tăng thuế trong tương lai nếu có thể./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoE: Kinh tế Anh cần nhiều thời gian hơn để phục hồi
07:42' - 01/10/2021
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey dự đoán kinh tế Anh sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19 vào đầu năm sau, chậm hơn so với dự đoán hồi tháng trước của BoE.
-
Kinh tế Thế giới
ONS: Kinh tế Anh tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý II/2021
17:16' - 30/09/2021
Kinh tế Anh tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý II/2021, trước khi tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải dẫn tới sự tắc nghẽn nguồn cung gần đây dường như đang kéo lùi đà phục hồi này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.