Thủ tướng: Cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đại diện các cơ quan tài chính tại địa phương.
Mục tiêu cân đối thu chi ngân sách chịu tác động mạnh của dịch
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành tài chính đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất các giải pháp chính sách tài khoá, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong đó, Bộ Tài chính đã thực hiện gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 43 nghìn tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm một số loại thuế, phí và lệ phí với giá trị dự kiến khoảng 20 nghìn tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 6/2020, tổng thu NSNN ước đạt 668,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 41,8% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 51,7%); thu ngân sách địa phương đạt 47,4% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 54,6%).
Trong 16 địa phương trọng điểm thu có điều tiết về Trung ương, chỉ có 5 trong số 16 địa phương đạt tiến độ thu nội địa trên 50% (Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu); 11 địa phương còn lại đạt dưới 50%, trong đó 8 địa phương đạt dưới 40% dự toán.
Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81%, kim ngạch cả xuất và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ, khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo các kịch bản Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối thu-chi NSNN.
Chính sách tài khóa phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
Phát biểu tại Hội nghị, đặt vấn đề ngành tài chính đóng góp như thế nào trong "cỗ xe tam mã: sản xuất, đầu tư, tiêu dùng xuất khẩu" của đất nước, Thủ tướng nêu rõ, cả nước trông chờ vào sự đổi mới mạnh mẽ, sự chỉ đạo đột phá trong tư duy phát triển ở chính sách tài khóa nói riêng, chính sách tài chính nói chung, thực sự tạo ra động lực to lớn cho nền kinh tế phục hồi phát triển, tận dụng tốt cơ hội khống chế sớm dịch bệnh.
Đặc biệt là trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nền kinh tế phải tăng trưởng, không để nền kinh tế bị đứt gẫy.
Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước quyết tâm của ngành tài chính, các địa phương và tổng cục thuế không đề nghị điều chỉnh dự toán; không điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách nhà nước trong năm nay, hoặc chỉ điều chỉnh rất nhỏ.
Thủ tướng nhận định, về bối cảnh chung, do suy thoái kinh tế, hầu hết các nước đều nới lỏng chính sách tài khóa và chưa có dấu hiệu dừng lại; nhiều nước thay đổi thể chế để phù hợp với dịch bệnh vì chuỗi cung ứng đứt gãy.
Nằm trong khó khăn đó nhưng về tổng thể Việt Nam vẫn duy trì được nền tảng căn bản; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi sản xuất. Do đó, từ tháng 6, dấu hiệu phục hồi đã rất rõ nét.
Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu kép; không chỉ khống chế, kiểm soát dịch bệnh mà song hành với phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.
Đề cập đến những khó khăn thách thức và yêu cầu với ngành tài chính, Thủ tướng thông tin về những dự báo sự suy thoái nặng nề trong năm nay về kinh tế toàn cầu, căng thăng thương mại tiếp tục gia tăng giữa các nước, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Cùng với đó, áp lực lạm phát còn hiện hữu, giá vàng biến động rất mạnh trong mấy ngày gần đây, khối các doanh nghiệp nhà nước, FDI, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn.
Thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 33% so với kế hoạch, vốn ODA chỉ 10%; thậm chí có 10 bộ ngành giải ngân thấp chỉ đạt 10%.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính cần theo dõi sát tình hình thế giới và trong nước để quyết liệt thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.
Song song với đó, ngành tài chính cần đảm bảo mục tiêu thu ngân sách, nguồn lực tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Nêu một số nhiệm vụ trọng tâm ngành tài chính cần tập trung triển khai, Thủ tướng chỉ rõ, không gian tài khóa còn dư địa lớn như nợ công ở mức 54% GDP; trong khi đó mặt bằng lãi suất còn cao nhưng tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Với những điều kiện Bộ Tài chính có thể điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa hài hòa.
Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, ngành tài chính cần đổi mới về tư duy phát triển, hoạch định chính sách, chủ động hơn về vai trò chính chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng khẳng định, tài chính không chỉ là việc thu chi ngân sách mà còn là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực phục hồi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngành tài chính cần ủng hộ những ngành mới, mô hình kinh doanh mới; nhất là công nghệ số....
Phương châm đặt ra là ngành tài chính phải chủ động góp thêm nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh… đây là con đường tốt nhất để góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, Thủ tướng nói.
Về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong 6 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu sớm trình cấp có thẩm quyền các cơ chế chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế; đề xuất cụ thể về gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục hoãn, giảm, miễn thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Cùng với đó, ngành tài chính phải có phương án sử dụng vốn hiệu quả; đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để hỗ trợ nền kinh tế, vượt qua khó khăn.
Đi liền với đó là có tầm nhìn bao quát thị trường giá cả để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; quản lý tốt giá xăng dầu, y tế, điện,… xử lý nghiêm hành vi vi phạm về giá, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá…
Thủ tướng nhấn mạnh, ngành tài chính không được để mất cân đối lớn trong thu ngân sách nhà nước năm nay. Do đó, bên cạnh việc triển khai các chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ xe ô tô,.. để hỗ trợ sản xuất kinh doanh thì ngành tài chính phải tham mưu cho các địa phương các giải pháp về thuế, phí hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát để cắt giảm các loại lệ phí nhất là thủ tục hành chính, dịch vụ công, xây dựng, giao thông, thực hiện hiệu quả tiết kiệm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết cấp bách.
Đặc biệt, Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân hết toàn bộ vốn đầu tư năm 2020 với 700 nghìn tỉ đồng, tương ứng 30 tỉ USD; kịp thời điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 này của những địa phương, bộ, ngành giải ngân chậm.
"Lần này sẽ đánh giá các bộ, địa phương không hoàn thành là chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công. Khi xin về mà không triển khai gì", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu lãnh đạo tỉnh, Sở Tài chính, Chủ dự án tại các địa phương "phải xuống tận nơi", xem xét vướng mắc và tháo gỡ thúc đẩy giải ngân.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính nhất trong lĩnh vực thuế, hải quan; thu hút việc dịch chuyển các dòng vốn có công nghệ mới.
Lĩnh vực thuế, hải quan phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực thông qua ứng dụng công nghệ, giảm tiếp xúc thủ tục giữa cán bộ và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng chỉ đạo phải cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
20:10' - 02/07/2020
Kết luận hội nghị Chính phủ với địa phương, chiều 2/7, Thủ tướng nhấn mạnh không để dịch COVID-19 quay trở lại; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phải tìm giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất
11:27' - 02/07/2020
Sáng 2/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, sự kiện diễn ra định kỳ sau nửa chặng đường thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hoá ngành hải quan - Bài cuối: Hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số
11:51'
Ngành hải quan TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ứng dụng công nghệ, hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số, hải quan thông minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp, người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hóa ngành hải quan - Bài 1: Ứng dụng công nghệ quản lý, giám sát
11:49'
Hải quan TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) tại cảng, kho, bãi, giúp kết nối thông suốt giữa doanh nghiệp kho bãi với cơ quan hải quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến từ Uzbekistan
11:48'
Ngày 27/4, chuyến bay mang số hiệu C65539 từ Tashkent (Uzbekistan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa hơn 180 hành khách đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng.