Thủ tướng Chính phủ: Ngành Xây dựng cần đổi mới tư tưởng quy hoạch
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 136/TB-VPCP Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất.
* Đổi mới tư duy phân cấp trong xây dựng thể chế và cơ chế chính sáchTại cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất sáng 18/5, Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Xây dựng đã có báo cáo đầy đủ, khá toàn diện về các kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Bộ Xây dựng đã kế thừa những thành quả và phát huy truyền thống của ngành Xây dựng trong nhiều thập kỷ qua, là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong giai đoạn nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, các thành tích của Bộ Xây dựng đã được Đảng, Nhà nước đánh giá, ghi nhận.
Bộ Xây dựng đã coi trọng và tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, tích cực góp phần hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển đất nước.
Ngành Xây dựng đã thể hiện được tầm vóc lớn mạnh, các cán bộ, kỹ sư và công nhân Việt Nam đã khẳng định sự thành công đối với các công trình lớn tầm quốc tế từ khâu thiết kế đến tổ chức thi công, sản xuất vật liệu xây dựng đa dạng, cao cấp cung ứng trong nước và xuất khẩu.
Về quản lý quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng có nhiều cố gắng, đã làm tốt thời gian vừa qua, cần tiếp tục phát huy hơn nữa; về quản lý phát triển đô thị đã tập trung thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch đạt kết quả tích cực.Chất lượng đô thị được nâng cao, hệ thống đô thị phát triển, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đã được quan tâm, coi trọng, đầu tư phát triển.
Đô thị đã trở thành động lực và góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội. Quản lý hoạt động xây dựng được quan tâm, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; về phát triển nhà ở, trong nhiều năm qua đạt được kết quả tương đối khả quan, nhất là trong thời gian gần đây.
Thủ tướng lưu ý thể chế và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập. Bộ Xây dựng cần có đổi mới hơn nữa để hoàn thiện công cụ quản lý hiệu quả hơn; cần đổi mới tư duy phân cấp trong xây dựng thể chế và cơ chế chính sách.Cụ thể, công tác quy hoạch đạt được một số kết quả, nhưng để thành một chủ trương lớn về đổi mới tư tưởng quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch hiệu quả, cần nâng cao nhận thức, tập trung xây dựng thể chế cho quy hoạch, cụ thể hóa và phải có quy hoạch xứng tầm với phát triển của nền kinh tế, văn hóa và trình độ năng lực của đất nước, phù hợp với xu thế và tư tưởng quy hoạch của thời đại.
Tư tưởng quy hoạch phải là tư tưởng lớn và có tầm nhìn dài hạn, phải khắc phục được những nhược điểm trước mắt, trong đó có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở… tại đô thị và nông thôn.
Việc phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị đã có nhiều đổi mới tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cần thực hiện bài bản và đúng tầm hơn.Phát triển đô thị phải dựa trên nền tảng của xã hội và tự nhiên, đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế phát triển của thế giới. Phát triển đô thị phải hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, xanh, sinh thái, văn minh, an toàn, hướng đến đô thị thông minh, thích ứng và chống chịu biến đổi khí hậu...
Thị trường bất động sản chưa thật sự được kiểm soát, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hòa, hợp lý; chưa quan tâm đúng mức phân khúc nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế.Bộ Xây dựng phải có chuyển động mới, tư duy mới để phát triển nhà ở, đẩy mạnh quan tâm nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế; phải có chính sách, thể chế để giải phóng nguồn lực rất lớn từ các khu chung cư cũ… đồng thời với nâng cao nhận thức và hành động của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...
* 3 nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất với Bộ Xây dựng về 10 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong thời gian tới: Tiếp tục rà soát việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương.Bên cạnh nhiệm vụ tập trung cho công tác quản lý phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.
Bộ Xây dựng cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng của các địa phương, Chương trình hành động của Chính phủ đã ban hành, đồng thời bám sát vào xu thế phát triển của thời đại để đổi mới tư duy, cụ thể hóa trong việc xây dựng Chương trình hành động của Bộ Xây dựng, trên cơ sở dự báo những xu hướng phát triển chung của đất nước, huy động được nguồn lực, phát huy thế mạnh của ngành để phát triển nhanh, bền vững.Bộ Xây dựng nhanh chóng chuyển đổi trạng thái khi có tình hình biến động, kể cả trong tư duy phát triển và hành động; quyết tâm thay đổi tư duy, phương pháp làm việc, quán triệt nguyên tắc, phương châm chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rà soát lại chức năng nhiệm vụ trong tổ chức, bộ máy để một việc do một người thực hiện và chịu trách nhiệm và một người thì có thể làm nhiều việc.
Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai: Phải có tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề theo tình hình thực tiễn mới, trước hết phải thay đổi nhận thức để nâng tầm tư duy và có phương pháp luận có cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện mới trong việc rà soát vướng mắc đối với những vấn đề tồn đọng nhiều năm chưa được giải quyết. Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế toàn diện đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Xây dựng theo hướng tăng cường quản lý nhà nước thống nhất bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đúng chức năng, vị trí, quyền hạn; khắc phục những yếu kém, ưu tiên chính sách cho những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần phát triển.Ngành Xây dựng tập trung xây dựng chính sách ưu tiên: Sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị phải gắn với quy hoạch nông thôn; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Cấp thoát nước; Luật Quản lý không gian ngầm; quy định chặt chẽ hơn nhưng theo hướng phân cấp về điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị; các văn bản quy phạm pháp luật khác còn vướng mắc, chồng chéo…
Coi trọng và ưu tiên công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc, ngành Xây dựng phải thay đổi tư duy, nhận thức đối với cả hệ thống quản lý hành chính Nhà nước các cấp. Nhà nước chủ động trong công tác chỉ đạo quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng cần có tầm nhìn dài hạn, bài bản; khắc phục bằng được chất lượng và tiến độ lập quy hoạch xây dựng, chồng chéo, điều chỉnh quy hoạch tùy tiện.Các bộ, ngành, người đứng đầu ở các địa phương phải ưu tiên, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, ưu tiên bố trí, huy động đủ kinh phí để thực hiện hiệu quả quy hoạch.
Ngành Xây dựng ưu tiên, tập trung công tác quản lý phát triển đô thị để trở thành động lực và là một ngành kinh tế quan trọng; ưu tiên xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển đô thị, tạo nguồn lực từ đô thị để tái đầu tư phát triển đô thị, xây dựng và quản lý phát triển đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh, có chiến lược lâu dài, bao gồm cả gắn kết đồng bộ hạ tầng đô thị và nông thôn. Bộ Xây dựng tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược Nhà ở Quốc gia trong giai đoạn mới dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vùng, khu vực, gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hài hòa, hợp lý; tập trung nghiên cứu và đề xuất cơ chế mua và thuê mua nhà ở. Ai làm tốt nhất thì phân cấp giao quyền; coi trọng hơn nữa đối với người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và nhất là người yếu thế trong xã hội; tập trung phát triển nhà ở và điều tiết bằng quản lý nhà nước thông qua cơ chế, chính sách, trong đó phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ bất động sản.
Toàn ngành xây dựng Chiến lược phát triển sử dụng vật liệu xây dựng mới, gắn với nguồn tài nguyên của đất nước; ưu tiên phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng tiên tiến, thân thiện với môi trường; thực hiện hiệu quả huy động nguồn lực xây dựng theo phương thức hợp tác công tư, bảo đảm được nguồn lực và công bằng xã hội; cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện chính sách hợp tác công tư theo 3 hình thức: Đầu tư tư, sử dụng công; đầu tư công, quản trị tư; đầu tư công và quản lý tư. Hợp tác công tư phải gắn với thực tiễn, linh hoạt, bảo đảm hiệu quả. Ngành Xây dựng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho địa phương theo nguyên tắc: Việc gì biết thì mới quản lý; đồng thời với tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngành Xây dựng chú trọng công tác xây dựng Đảng; tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; nắm vững 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; 5 phương thức lãnh đạo của Đảng; tập trung thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW Đại hội XII; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là hai trong ba đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao, đủ bản lĩnh, đảm bảo năng lực thực thi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Toàn ngành coi trọng công tác truyền thông, tuyên truyền chính sách và tuyên truyền xây dựng ngành, đây là việc rất quan trọng; không để xảy ra khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng đến hoạt động của ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19
09:15' - 29/05/2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghiên cứu xây dựng Quỹ vaccine ngừa COVID-19
19:11' - 24/05/2021
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine ngừa COVID-19 trong đó nghiên cứu xây dựng quỹ vaccine để huy động các nguồn xã hội hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong mọi tình huống
19:23' - 17/05/2021
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương cần có phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong mọi tình huống, nhất là khi dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.