Thủ tướng đề xuất 3 nhóm biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình dương về nước
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về nước.
Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức tại thành phố Kumamoto từ ngày 23-24/4/2022 với sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 06 nước ASEAN khác gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Thái Lan. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và với tình cảm cá nhân gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau, đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu. Thủ tướng khẳng định để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá.Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực. Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai. Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước. Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh… Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thủy điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng.Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mê Công. Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.
Hội nghị Thượng đỉnh nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần và tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước, mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nguyên thủ và Lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Chiến lược bảo vệ nguồn nước của Ai Cập cần tới 50 tỷ USD
07:25' - 14/12/2021
Ai Cập sẽ ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nước trong tương lại thông qua một loạt dự án lớn trị giá hàng chục tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Mekong
14:03' - 02/12/2021
Theo Báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, chất lượng nước tại một số khu vực thuộc lưu vực sông Mekong đang có dấu hiệu ô nhiễm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cho ý kiến về Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập
18:38' - 16/09/2021
Chiều 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.