Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẵn sàng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm sớm
Quyết định này có thể mở đường cho các cuộc bầu cử sớm sau khi liên minh cầm quyền 3 đảng tan rã vào tuần trước do không tìm được tiếng nói chung về các đề xuất cải cách kinh tế do cựu Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đưa ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ông Scholz ban đầu đã đưa ra kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 15/1/2025, nhưng áp lực ngày càng tăng đã khiến Thủ tướng Scholz phải cân nhắc việc tiến hành bỏ phiếu sớm hơn.
Trước đó, ngày 7/11, đại diện 3 đảng trong liên minh cầm quyền gồm Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã tranh cãi nhiều vấn đề liên quan đến các đề xuất cải cách kinh tế do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (thuộc đảng FDP) đưa ra. Ông Christian Lindner đã đề xuất bầu cử sớm, Thủ tướng Olaf Scholz đã từ chối và sa thải ông Lindner.
Quyết định của người đứng đầu chính phủ Đức đã khiến FDP tuyên bố rút toàn bộ bộ trưởng ra khỏi chính phủ, chính thức chấm dứt liên minh “đèn giao thông”, được thành lập vào cuối năm 2021.
Nhận định về vấn đề này, nhà khoa học chính trị người Đức Jana Puglierin cho biết Đức có thể rơi vào tình trạng bế tắc chính trị trong vòng 6-7 tháng.
Theo bà Puglierin, thời gian cần thiết để Đức có một chính phủ hoạt động đầy đủ sau khi Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của đảng FDP bị sa thải khỏi liên minh cầm quyền phải mất nửa năm. Xem xét đến nghi thức thông thường cần thiết để thành lập một chính phủ mới thông qua bầu cử, bà Puglieri dự đoán rằng Đức có thể không có sự lãnh đạo hiệu quả cho đến giữa năm sau.
Theo Hiến pháp Đức, quyết định tổ chức bầu cử liên bang sớm không thể do các thành viên Quốc hội liên bang (Hạ viện), hay Thủ tướng đưa ra. Việc giải tán Quốc hội sớm chỉ có thể xảy ra theo một trong hai cách. Trong trường hợp đầu tiên, nếu một ứng cử viên Thủ tướng không giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội - ít nhất 367 ghế trong Hạ viện gồm 733 ghế - thì Tổng thống Đức có thể giải tán Quốc hội.
Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử CHLB Đức. Trong trường hợp thứ hai, Thủ tướng có thể kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội để xác nhận liệu có còn nhận được đủ sự ủng hộ của Quốc hội hay không. Nếu Thủ tướng không giành được đa số thì có thể chính thức yêu cầu Tổng thống giải tán Quốc hội trong vòng 21 ngày.
Sau khi giải tán Quốc hội, cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 60 ngày và quy trình tổ chức giống như các cuộc tổng tuyển cử thông thường. Cho đến nay, 3 cuộc bầu cử Quốc hội sớm đã được tổ chức tại Đức, vào các năm 1972, 1983 và 2005.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nợ của châu Phi và vai trò của các hãng xếp hạng tín nhiệm
05:30' - 05/11/2024
Trong những năm gần đây, các bộ trưởng tài chính châu Phi ngày càng lo ngại về xếp hạng tín nhiệm của nước họ và đã kêu gọi thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng của riêng châu lục này.
-
Chuyển động DN
Bảo hiểm BIC tiếp tục được định hạng tín nhiệm xuất sắc
10:44' - 30/10/2024
Kết quả định hạng thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, kết quả kinh doanh ấn tượng, hồ sơ năng lực và hệ thống quản trị rủi ro an toàn, hiệu quả của BIC.
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo bị hạ bậc tín nhiệm của Pháp
06:30' - 29/10/2024
Áp lực đang đè nặng lên Chính phủ Pháp. Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã trình bày một dự luật tài chính đầy tham vọng, kỳ vọng giảm thâm hụt ngân sách từ 6,1% GDP năm 2024 xuống 5% GDP vào năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.