Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp "Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020"
Theo số liệu báo cáo của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm nay, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471.000 lao động.
Các hoạt động từ thiện tại các doanh nghiệp này đạt giá trị trên 9,5 nghìn tỷ đồng và nộp bảo hiểm xã hội trên 20 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, trải qua 9 tháng triển khai, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên Hội đồng thương hiệu quốc gia Việt Nam, 124 doanh nghiệp được lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng từ hơn 1.000 doanh nghiệp quan tâm tham gia, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, là những đại diện tiêu biểu cho thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Số lượng các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các thời kỳ. Từ con số 30 doanh nghiệp năm 2008, lên 97 doanh nghiệp năm 2018, đến năm nay, số lượng đã tăng hơn 4 lần, lên tới 124 doanh nghiệp và cũng là năm có số lượng tham gia đông đảo nhất sau hơn 17 năm phát triển.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, 2020 là năm “thử lửa” đối với trí tuệ, bản lĩnh, ý chí của chúng ta”, kể cả với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, quyết tâm của nhân dân và giới doanh nghiệp.
Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, chúng ta vẫn giữ được ổn định xã hội, tăng trưởng dương (khoảng 2,5-3% trong năm nay). Thủ tướng cho rằng, một trong những đóng góp quan trọng của ngành Công Thương, trong đó có các doanh nghiệp có mặt hôm nay, là lần đầu tiên đạt thặng dư thương mại (xuất siêu) 20 tỷ USD, qua đó tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh.
Thủ tướng đánh giá kết quả phát triển như vậy có sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm thương hiệu quốc gia; trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 12%, điều đó nói lên vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vai trò của kinh tế tư nhân.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, đồng hành, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự lan tỏa mạnh trong thời gian qua. Thủ tướng đánh giá cao các tiêu chí của chương trình là chất lượng, đổi mới sáng tạo, tiên phong, truyền động lực và uy tín xã hội.
Thủ tướng ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của người đứng đầu các doanh nghiệp, của công nhân viên, lực lượng lao động, “không khoanh tay, lùi bước trước khó khăn, nỗ lực hành động để phục hồi và phát triển, giữ vững vị thế của doanh nghiệp trên thị trường”.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam thời gian qua đã lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. Theo đánh giá của Tổ chức Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia ), trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD và xếp hạng thứ 42.
Cùng với thương hiệu quốc gia, giá trị các thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2019, theo xếp hạng của Forbes, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đạt gần 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn các tồn tại, bất cập, trước hết là vấn đề hiệu quả, “làm thô còn nhiều, chế biến sâu còn ít”, quy mô còn nhỏ... Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương, các doanh nghiệp phải có bước đi, cách làm hiệu quả hơn nữa, sản lượng lớn hơn, chất lượng tốt hơn, giá trị thu về cho đất nước nhiều hơn nữa.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải góp phần vào xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành, thương hiệu địa phương, tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp có sản phẩm thương hiệu quốc gia là tấm gương tốt để các doanh nghiệp khác học tập, Thủ tướng đề nghị Hội đồng Thương hiệu quốc gia và Bộ Công Thương sớm nghiên cứu, đề xuất các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục có quyết sách mới, cơ chế thuận lợi tốt hơn nữa, kiểm tra, đôn đốc tốt hơn nữa để giải phóng sức sản xuất; tiếp tục quan tâm đến mọi loại hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên để có thể sớm gia nhập đội ngũ các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia - bước phát triển cho doanh nghiệp Việt
16:11' - 24/11/2020
Trong bảng xếp hạng 100 Thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD, tăng 12 tỷ USD so với 235 tỷ USD năm 2018 và xếp hạng thứ 42.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia - xuất hiện thêm nhiều tên tuổi nổi tiếng
15:17' - 17/11/2020
Trong số các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm nay đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia khẳng định giá trị doanh nghiệp
15:00' - 04/11/2020
Sau gần 17 năm phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt và uy tín với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần đề xuất các chính sách động lực mới cho phát triển
20:46' - 19/01/2021
Chiều 19/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo 389 quốc gia
19:57' - 19/01/2021
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia).
-
Kinh tế Việt Nam
Báo The Sunday Times: Việt Nam tổ chức Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện thuận lợi
18:25' - 19/01/2021
Theo báo The Sunday Times, Việt Nam đang chuẩn bị cho một sự kiện chính trị quan trọng là Đại hội Đảng lần thứ XIII trong điều kiện thuận lợi mà không nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay có được.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Hà Nội sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất
18:15' - 19/01/2021
Ngay từ lúc này, trên khắp phố, phường Thủ đô đã được trang hoàng rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, pa nô, áp phích... tạo bầu không khí phấn khởi, vui tươi chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Ngành Công Thương khắc phục hạn chế về cải cách hành chính
17:25' - 19/01/2021
Bộ Công Thương đang quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như chương trình cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng quốc tế Germalink đón chuyến tàu thương mại đầu tiên
16:07' - 19/01/2021
Ngày 19/1, Công ty cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept-Terminal Link đã tổ chức đưa vào hoạt động giai đoạn 1 cảng quốc tế Germalink (Germalink Port) và đón chuyến tàu thương mại đầu tiên cập cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Ấn tượng và niềm tin
15:50' - 19/01/2021
Trong năm 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công năm Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41 và có nhiều hoạt động tích cực trên cương vị là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020- 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư công trọng điểm: “Quả đấm thép” cho tăng trưởng kinh tế
15:30' - 19/01/2021
Năm 2021, nguồn vốn đầu tư công tập trung vào những dự án mang tính chất “quả đấm thép” trong tăng trưởng sẽ tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Xúc tiến thương mại những mặt hàng nông nghiệp đặc sản
13:03' - 19/01/2021
Năm 2021, tỉnh Tiền Giang tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 70.500 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2020.