Thủ tướng: Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ, nhưng một số địa bàn của Hà Nội có nguy cơ cao
Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để đánh giá lại kết quả triển khai Kết luận của Thủ tướng triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương theo 3 nhóm nguy cơ từ sau ngày 15/4 đến nay.
Trong phát biểu mở đầu phiên họp được người dân cả nước đặc biệt quan tâm này, đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo tích cực thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, người dân cả nước chờ đón quyết định cuối cùng của cuộc họp hôm nay để giải quyết các vấn đề việc làm, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 quay trở lại.
Thủ tướng cũng định hướng thảo luận các biện pháp trong thời gian tới theo hướng “mở cửa” nhưng đi liền với kiểm soát chặt chẽ để phòng dịch, cơ bản đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường. Cuộc họp cũng bàn thảo nội dung liên quan đến hình thức tổ chức dạy và học, các phương án thi tốt nghiệp, thi tuyển trên địa bàn cả nước trong thời gian tới.
Báo cáo cập nhật của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp ghi nhận 268 trường hợp mắc Covid-19 tại Việt Nam đến thời điểm 12h ngày 22/4. Không ghi nhận trường hợp mắc mới kể từ ngày 17/4/2020.
Trong đó, 222 trường hợp đã khỏi bệnh, chiếm 83% tổng số bệnh nhân; 52 bệnh nhân đang được điều trị tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh. 03 bệnh nhân diễn biến nặng (số 20,91,161) đang được điều trị tích cực và đã có tiến triển trong những ngày gần đây, 21 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 9 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).
Liên quan đến ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội: ghi nhận 13 trường hợp mắc Covid-19, không phát sinh ca mới kể từ khi công bố bệnh nhân số 267 ngày 15/4; đã lập 12 chốt kiểm soát, tiếp tục khoanh vùng, cách ly toàn thôn; thành lập 74 tổ giám sát sức khoẻ người dân toàn thôn 2 lần/ ngày.
Đối với trường hợp bệnh nhân số 268 ghi nhận tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đã lấy 358 mẫu xét nghiệm, trong đó 302 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả.
Theo đề xuất mới nhất của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp, trên cơ sở theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, Ban Chỉ đạo đề xuất thay đổi phân nhóm nguy cơ các địa phương trong cả nước so với thời điểm ngày 15/4.Theo đó, Hà Nội là địa phương duy nhất thuộc nhóm có nguy cơ cao, 3 địa phương có nguy cơ (TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang) và 59 địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, thay mặt lãnh đạo thành phố, trên cơ sở kết quả báo cáo tình hình kiểm soát dịch bệnh, dự báo nguy cơ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiến nghị Thủ tướng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá và xếp Hà Nội vào địa phương thuộc nhóm nguy cơ.Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng cam kết sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Quan điểm đề xuất này cũng nhận được ý kiến đồng thuận từ phía lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương tại buổi làm việc.
Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận từ các bộ, ngành, địa phương và Ban Chỉ đạo, phát biểu kết luận phiên họp quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo, các địa phương, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bộ Y tế, các bộ, ngành và toàn thể nhân dân đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt đạt kết quả đáng mừng.Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý đề cao tinh thần cảnh giác, chấp nhận tình trạng “sống trong trạng thái có dịch”, cần “nhận thức rõ ràng, không mơ hồ” và có các biện pháp xử lý trên cơ sở năng lực y tế của đất nước và địa phương.
Thủ tướng nhận xét, trong gần 3 tháng qua, cả nước đã kiên trì áp dụng các biện pháp mạnh, kết quả đến thời điểm này là đáng mừng. Đặc biệt là việc áp dụng chính sách cách ly xã hội đúng đắn, nhờ đó trong 6 ngày qua không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là một thắng lợi để chuyển sang một giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục ngăn chặn dịch quyết liệt, không để dịch xâm nhập vào Việt Nam trở lại.
“Phòng, chống dịch tốt ở Việt Nam, thực hiện nghiêm cách ly xã hội nhưng phải đảm bảo lưu thông hàng hóa, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng nói.
Chính vì vậy, Thủ tướng nhắc lại chủ trương ngăn chặn dịch từ bên ngoài, dập dịch tư bên trong, chữa trị tích cực các ca nhiễm. Thực hiện nghiêm cách ly đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam người bị nhiễm, nguy cơ cao; biện pháp cách ly có thể linh hoạt, tùy theo đối tượng nhưng cần đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ. Nhanh chóng phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch sớm.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cần “xác định trạng thái bình thường mới” như đeo khẩu trang bắt buộc trong các hoạt động cộng đồng, đi học, đi chợ, tham gia giao thông...; thường xuyên rửa tay sát khuẩn; huy động khoảng cách tối thiểu giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên; tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế tập trung đông người.
Nếp sống mới, văn minh, tác phong làm việc mới, một thời kỳ mới với các ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội; khẳng định khả năng tự lực tự cường của đất nước.
Người có dấu hiệu ốm, sốt nên ở nhà, không đến cơ quan, đơn vị, trường học và cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ, không được để lây lan trong cộng đồng.
Thủ tướng cơ bản đồng ý với các biện pháp nới lỏng thận trọng mà Ban Chỉ đạo đề xuất. Theo đó, phân 3 nhóm nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp.
Hà Nội là địa phương có nguy cơ nhưng một số địa bàn của Hà Nội là có nguy cơ cao như Thường Tín, Mê Linh và một số nơi có nhiều ca nhiễm, áp dụng nghiêm Chỉ thị 16.
Một số địa bàn của các huyện của Hà Nội, Hà Giang là địa phương có nguy cơ, cần theo dõi, xử lý chặt chẽ, đề cao cảnh giác phòng, chống dịch bệnh; có những biện pháp cụ thể.
Tại các nơi có nguy cơ, nguy cơ cao, Chủ tịch UBND các tỉnh, theo thẩm quyền tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, nhưng đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biện pháp đảm bảo an toàn cần lưu ý khi nới lỏng giãn cách xã hội
17:09' - 22/04/2020
Việt Nam đã trải qua giai đoạn giãn cách xã hội nên ý thức của người dân đã được nêu cao. Hầu hết người dân đã đeo khẩu trang, biết cách phòng bệnh, họ cũng đã biết nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt.
-
Kinh tế & Xã hội
Lưu học sinh Việt Nam thận trọng với các đơn vị mạo danh tổ chức chuyến bay về nước
16:38' - 22/04/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo về việc đăng ký nguyện vọng về nước đối với các công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Cập nhật dịch COVID-19 ở Việt Nam: Ngày thứ 6 liên tiếp Việt Nam chưa có ca mắc mới
06:20' - 22/04/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 tính đến 6h ngày 22/4, đã 6 ngày liên tục, Việt Nam không có ca mắc mới nào. Dự kiến trong hôm nay có 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58'
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57'
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27'
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.