Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức ngày 31/12, nay được đổi tên thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu và lấy thực tiễn là thước đo để xây dựng thể chế rồi từ đó lấy thể chế tạo điều kiện cho kinh doanh thuận lợi.
Thời gian tới VCCI cần nỗ lực nhiều hơn nữa, góp phần cùng Chính phủ cải thiện thể chế, nâng cấp môi trường kinh doanh của Việt Nam lên nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực.
Hai năm qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đất nước.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang phải đối mặt.Cùng với Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương cũng đã quyết liệt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành với sự đồng tình, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh đó, kịp thời chuyển đổi chiến lược phòng, chống dịch từ mục tiêu "không có COVID" sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước. "Với tư cách là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp tích cực, có tính lan tỏa cao, đóng góp vào thành công chung của đất nước", Thủ tướng Chính phủ ghi nhận.Đến nay, VCCI đã có trên 200.000 doanh nghiệp hội viên, tăng 70,8% so với đầu nhiệm kỳ trước. Ban chấp hành hoạt động hiệu quả với hơn 90 thành viên đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Vị thế và vai trò của VCCI ngày càng được nâng cao.
VCCI cũng đã chủ động và tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách quan trọng đối với doanh nghiệp như các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, các nghị quyết của Bộ Chính trị liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Không chỉ đóng góp tích cực trong việc tham mưu, góp ý, tham gia xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, VCCI còn chủ động rà soát, có nhiều kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.Đồng thời, có những sáng kiến thúc đẩy quá trình thực thi chính sách, tích cực cải thiện môi trường kinh doanh như nghiên cứu và công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
VCCI cũng đã tích cực dẫn dắt và thúc đẩy quá trình hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức nhiều diễn đàn kinh doanh quốc tế lớn như Diễn đàn Kinh doanh APEC, triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư có hiệu quả.VCCI thiết lập được quan hệ hợp tác chặt chẽ với gần 200 tổ chức quốc tế để hỗ trợ các doanh nghiệp vươn ra thị trường toàn cầu…
Để đạt được những kết quả như vậy, VCCI đã bám sát tình hình, nắm vững, quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân; phát huy truyền thống và tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nêu cao vai trò người đứng đầu; sự tín nhiệm, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; sự hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương, Thủ tướng biểu dương.Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra, còn nhiều điều VCCI có thể làm tốt hơn, như tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của VCCI cần được cải thiện, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả.Các hoạt động tham gia xây dựng chính sách cần được đẩy mạnh hơn nữa. Sự liên kết các hiệp hội doanh nghiệp cần được đề cao hơn; cần quan tâm hơn nữa đến công tác đại diện cho người sử dụng lao động và hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, thúc đẩy phát triển bền vững trong các doanh nghiệp….
Thủ tướng nhấn mạnh, với tập thể lãnh đạo mới, khí thế mới, quyết tâm mới, VCCI sớm xử lý, khắc phục được những tồn tại, hạn chế để có đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc.Trong bối cảnh mới hiện nay, công việc của VCCI sẽ nhiều hơn, nặng nề hơn, với những nhiệm vụ lớn, khó khăn phải làm và cần làm tốt hơn để đáp ứng yêu cầu cao của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi, tin tưởng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tán thành 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược mà VCCI đã đề ra. "Đây là những nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực và phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.Theo đó, VCCI cần tích cực tham gia góp ý xây dựng chính sách, pháp luật; thu hút rộng rãi hơn sự quan tâm và tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các hiệp hội ngành, nghề", Thủ tướng yêu cầu.
Để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, VCCI cần tiếp tục nâng cao chất lượng và tính lan tỏa trong việc nghiên cứu, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tích cực tham gia cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh, hướng tới góp phần nhiều hơn vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia.Cùng với đó, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn; tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vững mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn quản trị hiện đại, tích cực chuyển đổi số, đổi mới sản xuất để nâng cao vị trí của doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu.Thủ tướng lưu ý, VCCI cần quan tâm hơn nữa đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ làm chủ, xây dựng và củng cố quan hệ lao động bền vững, hài hoà…Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam với tinh thần đoàn kết, dân tộc, tự cường, tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển xanh, phát triển kinh tế số, phát triển bền vững…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
VCCI với sứ mệnh và tầm nhìn đổi mới
11:38' - 31/12/2021
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và VCCI tự hào vì đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng cơ đồ, vị thế mới của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
VCCI thống nhất đổi tên thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
09:50' - 31/12/2021
Ngày 31/12 thông qua quyết định đổi tên “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” thành “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam"
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.