Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cây mắc ca "đi sau nhưng phải về trước"
Sáng 29/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức Hội nghị "Kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, 23 tỉnh trồng mắc ca và cộng đồng các doanh nghiệp, hộ gia đình tiêu biểu về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu cần một chiến lược phát triển mới cho cây mắc ca. Đó là những vấn đề về quy hoạch, giống, thị trường, vốn đầu tư.
Thủ tướng cho rằng, rất hiếm có loại cây nào mà tăng trưởng đến 24%/năm, giúp người dân vùng sâu vùng xa xoá đói, giảm nghèo, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia tốt như mắc ca. Đấy chính là tiền đề để chúng ta có trách nhiệm làm thế nào để những cây trồng có giá trị được quan tâm, đầu tư phát triển.
Muốn vậy, điều kiện cần đặt ra là phải hình thành chuỗi liên kết sản xuất mà doanh nghiệp nòng cốt. Hiệp hội chủ lực và người dân là quan trọng. Từ đó có cái nhìn tổng thể để có tầm nhìn trong quy hoạch, dự báo, đầu tư, chế biến, xuất khẩu...Nâng cao thu nhập cho khoảng 10 ngàn hộ gia đình nông thôn
Theo số liệu tại hội nghị, sau 5 năm triển khai quy hoạch cây mắc ca, đến nay, cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca, với diện tích trên 16,5 nghìn ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng trên 15,4 nghìn ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch, còn lại hơn 1.000 ha nằm rải rác tại 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch.
Về sản lượng, năm 2020, các tỉnh dự kiến thu hoạch gần 6,6 nghìn tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015. Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính hơn 4.000 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị khoảng 788 tỷ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước). Đến nay, sản phẩm mắc ca của nước ta đã xuất khẩu với sản lượng trên 2,4 nghìn tấn sản phẩm sấy/năm tới thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Pháp,...Là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, cây mắc ca vừa có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trưởng sinh thái, đặc biệt là ở các vùng vùng biên giới, vùng sâu góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, vừa có thể trồng tập trung trong các vườn rừng, vườn nhà hoặc trồng xen canh trong nương rẫy với các cây ăn quả, cây công nghiệp khác, đem lại hiệu quả kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam có tiềm năng quỹ đất lớn, đặc biệt là diện tích đã qua canh tác phát nương làm rẫy nhiều năm bị thái hóa, không còn phù hợp để trồng lúa nương, trồng cây truyền thống hoặc nếu canh tác sẽ đem lại hiệu quả không cao có thể đưa vào trồng cây mắc ca. Cây mắc ca đã tích cực tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 10 ngàn hộ gia đình nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và trở thành cây trồng có giá trị cao của ngành nông nghiệp. Song, việc phát triển cây mắc ca cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại và thách thức. Công tác quản lý giống cây mắc ca tại một số địa phương chưa được quan tâm, nên vẫn có hiện tượng kinh doanh giống không nguồn gốc, chất lượng kém.Công tác nghiên cứu chọn giống tốt đòi hỏi thời gian dài với chi phí lớn. Việc tiếp cận, nắm bắt nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu còn hạn chế cũng là một thách thức trong phát triển sản xuất.
Theo dự báo, thời gian tới, cả sản lượng cung và cầu trên thế giới đề tăng nhanh với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca và tham gia vào thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021 – 2030 và các năm sau đó.Làm sao để mắc ca phát triển xứng tầm?
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, kết quả bước đầu phát triển cây mắc ca trong 3 năm qua sản lượng mắc ca đã tăng 25 lần sản lượng, đạt 7000 tấn hạt mắc ca, xuất khẩu trên 80%. Đây là một thắng lợi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam.
So sánh với ngành trồng cà phê – lĩnh vực xuất khẩu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, mắc ca “đi sau về trước”, phát triển bước đầu ở Việt Nam đã thành công. Mắc ca cần 10 năm hay 20 năm để phát triển thành loại cây trồng xuất khẩu đứng đầu thế giới của Việt Nam? Bởi đây là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam.
Từ đó, Thủ tướng yêu cầu ngành Nông nghiệp, các nhà khoa học và doanh nghiệp, người nông dân cần trả lời cho được những câu hỏi để mắc ca phát triển xứng tầm với điều kiện của Việt Nam.
Mắc ca là loại cây sinh thái, xóa đói giảm nghèo; là loại cây dinh dưỡng, góp phần tham gia gìn giữ quốc phòng, an ninh. Cây mắc ca là cây chứa đựng nhiều giá trị xã hội đặc biệt chứ không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế. Cây mắc ca có thể vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào và là loại cây đem lại thu nhập cao.
Nhắc lại yêu cầu của Chính phủ đối với phát triển cây mắc ca phải “đi sau, về trước”, Thủ tướng cho rằng, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng chiều sâu, áp ụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiệu quả đối với cây mắc ca còn lớn hơn rất nhiều. Từ chỉ số đem lại thu nhập từ mắc ca gấp 3 lần so với cây cà phê, Thủ tướng đề nghị cần có quy hoạch tiểu vùng, cùng với chế biến sâu và đi đôi với quản lý vốn để phát triển lâu dài. Thủ tướng cho biết, mắc ca là sản phẩm tốt, giàu dinh dưỡng, chứa 70 - 80 % dầu, hàm lượng protein cao với nhiều loại axit amin, là nguồn nguyên liệu tốt cho chế biến sâu các loại hình sản phẩm khác như: Sữa hạt bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, nguyên liệu mỹ phẩm cao cấp, so cô la… Cho rằng mặc dù thời gian gần đây, mắc ca phát triển nhanh nhưng chỉ trên diện tích và sản lượng nhỏ so với hạt có dầu là rất nhỏ. Do đó, Thủ tướng đặt yêu cầu cần tăng cao hơn nữa thu nhập từ 1ha mắc ca và đặc biệt là cần phát triển nhanh hơn nữa diện tích trồng mắc ca trong thời gian tới căn cứ vào các yếu tố độ cao, điều kiện thời tiết, khí hậu….để xây dựng quy hoạch cụ thể trồng mắc ca ở từng vùng.Từ yêu cầu đó, Thủ tướng khẳng định có hai vùng trên cả nước có thể ổn định phát triển cây mắc ca là Tây Bắc và Tây Nguyên. Còn các vùng khác chưa cho tối ưu ra hoa, đậu quả loại cây trồng này do yêu cầu khắt khe về điều kiện địa lý, thổ nhưỡng…
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị, cần chú ý ngay từ khâu chọn giống phù hợp, nhất là về phương pháp ghép. Đối với vùng Tây Nguyên, trồng xen kẽ do diện tích lớn đã dành cho trồng cà phê. Vùng Tây Bắc trồng tập trung. Các địa phương khác có thể trồng thí điểm cây mắc ca để xem xét, đánh giá. Yêu cầu nữa, theo Thủ tướng là phải đồng bộ công nghiệp chế biến theo hướng “càng sâu càng tốt”. Do là loại ngành hàng mới nên các ngành ngân hàng, tài chính cần dành nguồn vốn cho phát triển cây mắc ca với chính sách cụ thể, không để người dân “đơn thương độc mã” trong phát triển loại hình này. Cùng với đó là quản lý đồng bộ về phát triển cây mắc ca khi công bố quy hoạch. Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cần tham gia vào công tác định hướng và đặc biệt là vận động sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp và người nông dân từ sản xuất quả đến các khâu chế biến, xuất khẩu. Tại hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội cây mắc ca xây dựng Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Nghị định về phát triển cây mắc ca, tránh tình trạng phân mảnh trong sản xuất như hiện nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với nông dân miền Trung – Tây Nguyên
19:56' - 28/09/2020
Chiều 28/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đối thoại với nông dân miền Trung – Tây Nguyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa
19:53' - 25/09/2020
Ngày 25/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự Lễ khánh thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt do hạn hán, xâm nhập mặn
17:47' - 23/09/2020
Chiều 23/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 – 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.