Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo 8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và vị thế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với nền kinh tế, xã hội của cả nước.Thủ tướng cho rằng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển năng động nhất của cả nước. Những con số như đóng góp như GDP, thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập bình quân đầu người… cho thấy vị trí quan trọng của vùng kinh tế động lực của cả nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm với 24 tỉnh, thành phố, chiếm 27,3% diện tích tự nhiên, 27% dân số nhưng đóng góp 89% GDP của cả nước. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Đối với 8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các nhà nghiên cứu, các học giả đều nhận thấy, đây là vùng có lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là khoa học, công nghệ cao, công nghệ thông tin, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cơ sở hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xây dựng đồng bộ hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm khác; là vùng duy nhất của cả nước có lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ của cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sự năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn thể hiện ở đội ngũ cán bộ giàu sáng tạo, năng động, nhiệt tình. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những đột phá trong phát triển, trong thực hiện chính quyền điện tử, xây dựng trung tâm hành chính công…Thủ tướng lưu ý vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; cơ chế chính sách phát triển vùng chưa hoàn thiện, chưa có tính đột phá, thậm chí còn nhiều khó khăn; liên kết giữa các địa phương, liên kết vùng vẫn còn manh mún, mạnh ai nấy làm.
Các chỉ số PAPI, PCI của các địa phương trong vùng chưa cao, mặc dù đây là vùng kinh tế động lực của cả nước. Cơ chế tổ chức điều hành vùng vẫn còn nhiều bất cập, chưa khoa học hợp lý.
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục giữ vai trò là đầu tàu dẫn dắt, phát triển mạnh và bền vững; tiếp tục đổi mới sáng tạo, cần có tầm nhìn xa hơn, tận dụng cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Đồng thời, phải có cơ chế chính sách đặc thù để tạo bước phát triển mạnh mẽ cho toàn vùng; phối hợp tốt hơn nữa hoạt động điều phối vùng giữa các bộ, ngành và địa phương. Cùng với đó, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý tỉnh Đồng Nai và Bộ Giao thông Vận tải về thực hiện Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; tập trung giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho người dân để đến năm 2020 có thể khởi công xây dựng sân bay.Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.
Năm 2018, tổng GRDP của toàn vùng đạt khoảng 2,517 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,42% GDP của cả nước và chiếm 50,9% GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm.
Quy mô GRDP của 4 tỉnh, thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 87,64% GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 49,5% GRDP vùng và gần 23% giá trị GDP của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm thời kỳ 2016 – 2018 của vùng đạt khoảng 6,72%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 5.474 USD/người (năm 2018), gấp 2,12 lần so với bình quân của cả nước.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nêu một số “điểm nghẽn” đối với hệ thống giao thông kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Bộ trưởng cho rằng, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải, cảng biển Cái Mép – Thị Vải thiếu đồng bộ trong kết nối với giao thông đường bộ; tuyến đường sắt Bắc – Nam cũ kỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận, giao thông đô thị đang là “điểm nghẽn” nghiêm trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống giao thông đô thị đang quá tải, nhiều nơi ùn tắc nghiêm trọng.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề giao thông kết nối và phát triển đô thị vùng là hai vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Để tạo động lực cho phát triển vùng, cần lồng ghép chính sách đặc biệt để phát triển, quy hoạch hệ thống giao thông, có bộ phận nghiên cứu trực tiếp nhằm tham mưu phát triển vùng chứ không kiêm nhiệm như hiện nay.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đặt vấn đề phải làm sao duy trì được đà tăng trưởng nhanh và bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Phó Thủ tướng lưu ý cần thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội toàn vùng phù hợp, coi trọng vấn đề liên kết đặc biệt là liên kết giao thông. Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần thường xuyên ngồi lại để bàn bạc và sắp xếp các danh mục dự án cần ưu tiên nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về vùng kinh tế động lực, giúp cho hoạt động vùng ngày càng hiệu quả hơn; phê duyệt quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình liên kết và hợp tác phát triển kinh tế vùng giữa các bộ, ngành và địa phương.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tạo ra một “tài sản chung” nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả liên kết của các địa phương trong vùng, tạo điều kiện cho các địa phương cùng khai thác và sử dụng chung tài sản đó.Trên cơ sở đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho thành lập “quỹ hội đồng vùng” được hình thành từ một phần kinh phí do Trung ương cấp, một phần từ đóng góp của các địa phương trong vùng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác./.
Xem thêm:>>Đồng Nai xanh hóa sản xuất và thu hút đầu tư có chọn lọc
>>Đã chọn xong tư vấn thiết kế cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với công nhân, người lao động
14:00' - 05/05/2019
Sáng 5/5, tại Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đối thoại với công nhân, lao động kỹ thuật cao của 7 địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
14:36' - 04/05/2019
Sáng 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản T.I-oa-y-a.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra việc điều chỉnh giá điện
20:22' - 03/05/2019
Thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin việc điều chỉnh giá bán điện và việc thu tiền điện gây nhiều bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc
19:04' - 26/04/2019
Ngày 26/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
16:18' - 26/04/2019
Chiều 26/4, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
14:26' - 25/04/2019
Ngày 25/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.