Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tận dụng tốt cơ hội để phục hồi tăng trưởng nền kinh tế
Phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tổ chức tại Hà Nội, ngày 2/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cả hệ thống chính trị kiên quyết không để dịch COVID-19 quay trở lại; đồng thời tận dụng tốt cơ hội sau dịch, tiến công mạnh mẽ để phục hồi tăng trưởng nền kinh tế trong thời gian tới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dịch COVID-19 tác động nặng nề đến toàn cầu; trong đó có Việt Nam nhưng nhờ có đối sách đúng đắn, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đặc biệt là sự quyết tâm và ủng hộ của các cấp ủy chính quyền, nhân dân, dịch bệnh đã sớm ngăn chặn và kiểm soát, tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh đất nước.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, nhiều quốc gia còn đang vật lộn với dịch bệnh và chưa thể có giải pháp hữu hiệu phục hồi nền kinh tế và có mức tăng trưởng âm, việc đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 1,81% tuy thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, nhưng là mức tăng trưởng đáng ghi nhận và nước ta nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm.Xuất siêu đạt 4 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu khu vực trong nước đạt khá cao, lên đến 11,7%; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%. Cùng đó, có 25.200 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng phục hồi, tính chung 6 tháng ước tăng 3,4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua. Vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả FDI) giảm so với cùng kỳ; trong đó, vốn đăng ký ước đạt 15,67 tỷ USD, giảm 15,1%; giải ngân vốn FDI ước đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9%. Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm dù cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, ước đạt 156 nghìn tỷ đồng, bằng 33,1% kế hoạch; giải ngân vốn nước ngoài vẫn chậm, ước đạt 10,2% kế hoạch.Do đây là giải pháp quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nên trong các tháng cuối năm cần thực hiện các giải pháp mạnh, kiên quyết để thúc đẩy thực hiện việc giải ngân.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Quý II chỉ đạt 0,36% là điều đáng quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đứt gãy thị trường xuất khẩu, nhiều hoạt động bị ngừng trệ vì thực hiện giãn cách xã hội... Nếu diễn biến dịch bệnh trên thế giới không có tín hiệu tích cực, việc đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các quý còn lại thực sự rất khó khăn. Trong những tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011 - 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2020 giảm 5,8% so với quý trước; 6 tháng đầu năm ước giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 3.744.500 lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 62.000 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 697,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507.200 lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn đăng ký và giảm 21,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Nhận định dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa dự báo thời điểm kết thúc và sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu; trong đó có các đối tác lớn, quan trọng của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong thời gian tới, nhiệm vụ phục hồi kinh tế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần hiến kế giải pháp cụ thể để vừa không để dịch quay trở lại, vừa phục hồi nhanh nền kinh tế.
Thủ tướng cho rằng, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2020 khi nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức; trong đó, giá dầu thô biến động mạnh, giá thịt lợn còn cao, rủi ro tỷ giá, thương mại đầu tư, tài chính…Do đó, tất cả các cấp, các ngành cần nhận diện rõ rủi ro bên ngoài và bên trong để có giải pháp điều hành đồng bộ, hiệu quả, kịp thời.
Trong khó khăn chung của thế giới và trong nước, một lần nữa chúng ta phải duy trì kinh tế vĩ mô, nâng cao công tác chỉ đạo điều hành, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, tư tưởng nhất quán của Chính phủ xuyên suốt nhiệm kỳ này, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay là phải duy trì ổn định vĩ mô, tạo nền tảng ổn định phát triển kinh tế - xã hội. "Chúng ta cần bình tĩnh, chủ động, vững tin trong nhận định, đánh giá tình hình, không chủ quan, nhưng tuyệt đối không được bi quan. Mỗi khi gặp gian khó cũng chính là thời điểm để thể hiện bản lĩnh, sự đoàn kết, chung sức đồng lòng. Đó là thời điểm lửa thử vàng, gian nan thử sức, càng khó khăn càng nỗ lực, càng nung nấu càng quyết tâm hơn'', Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định. Tại Hội nghị, Chính phủ và các địa phương sẽ tập trung thảo luận các kịch bản, giải pháp thực hiện “mục tiêu kép” trong chặng đường còn lại của năm 2020, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, không để đổ gãy nền kinh tế./.Tin liên quan
-
Thời sự
Kinh tế 6 tháng: Điều gì làm nên con số tăng trưởng dương?
11:49' - 29/06/2020
Trong khi một số nền kinh tế lớn trên thế giới dự báo tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ở con số âm, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP 1,81%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.