Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận “Tầm nhìn mới của khu vực Mê Công”
Chiều 12/9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự với tư cách diễn giả tại Phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mê Công” cùng với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong.
Tại Phiên thảo luận, các nhà Lãnh đạo các nước Mê Công đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của các nước Mê Công như: Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối số, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng mềm, vấn đề môi trường, quản lý nguồn nước sông Mê Công…Các nhà Lãnh đạo đánh giá: Khu vực Mê Công cần nỗ lực phát huy nội lực, lợi thế thị trường, nhân lực trẻ dồi dào để tranh thủ cơ hội, lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nhanh và bền vững hơn.
Các nhà Lãnh đạo chia sẻ những định hướng, biện pháp về thúc đẩy hội nhập trong khu vực Mê Công cũng như hội nhập của khu vực này trong ASEAN và thế giới; phối hợp tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông; thúc đẩy liên kết kinh tế, phát huy lợi thế bổ sung nhằm tăng cường sức cạnh tranh của khu vực Mê Công; tăng cường phối hợp thúc đẩy kết nối hạ tầng mềm, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư…
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ tầm nhìn về khu vực Mê Công hòa bình, ổn định, hội nhập và kết nối, phát triển bền vững.Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh hội nhập của các nước Mê Công đã đóng góp quan trọng vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế bổ sung của các nước Mê Công, thúc đẩy đổi mới và cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế, góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội rất lớn thúc đẩy hội nhập của khu vực Mê Công, trong đó kết nối mềm, kết nối số ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế.Thủ tướng nhấn mạnh bên cạnh các kết nối sử dụng nguồn nước hiệu quả, kết nối năng lượng, kết nối giao thông và kết nối đào tạo nhân lực, khu vực Mê Công có tiềm năng rất lớn về kết nối hạ tầng số với thị trường khoảng 250 triệu người tiêu dùng có thu nhập ngày càng tăng.
Thủ tướng cho biết tại các cuộc họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018, Việt Nam đã nêu sáng kiến về mở rộng mô hình hợp tác về hòa mạng di động một giá cước giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam cho cả tiểu vùng Mê Công và ASEAN nhằm tiến tới xây dựng một “ASEAN phẳng”, nơi người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất về viễn thông với mức giá cước chuyển vùng quốc tế trong phạm vi khu vực ASEAN như cước nội địa.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả hơn cho các nước ở khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Timor-Leste
17:29' - 12/09/2018
Chiều 12/9, bên lề Hội nghị Diễn đàn kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Timor - Leste Dionisio Babo Soares.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Carlsberg
17:09' - 12/09/2018
Chiều 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Cees 't Hart, Tổng Giám đốc Tập đoàn Carlsberg, một hãng đồ uống nổi tiếng của Đan Mạch, sang Việt Nam tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Indonesia
17:01' - 12/09/2018
Chiều 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp Tổng thống thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với các tập đoàn toàn cầu
11:31' - 12/09/2018
Sáng 12/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia sang Việt Nam tham dự hội nghị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.