Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tích cực cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ ngày 6-12/10, các tỉnh, thành phố miền Trung (từ Nghệ An đến Quảng Ngãi) liên tục chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai do 3 cơn bão (số 5,6,7) cùng 2 đợt áp thấp nhiệt đới, kết hợp với các hình thế thời tiết cực đoan khác như rãnh thấp, không khí lạnh… gây ra 2 đợt mưa lũ kéo dài.
Lũ lớn xuất hiện trên 14 tuyến sông chính, trong đó có 4 tuyến sông lũ đã vượt mức lịch sử. Khu vực miền núi nhiều nơi đã bị sạt lở đất nghiêm trọng.
Đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng "bão chồng bão, mưa lũ chồng mưa lũ", đã và đang tác động, ảnh hưởng đến tất cả các tuyến từ ngoài biển Đông đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi trong thời gian dài.Đặc biệt, 2 đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến đến nay lớn hơn 1.000mm; riêng tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, mưa lớn tới 2.000-2.500mm, vượt mưa lũ lịch sử năm 1999. Một số trạm mưa đặc biệt lớn như: Hướng Linh (Quảng Trị) 3.245mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 2.941mm; Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 2.869mm…
Đặc biệt, cao điểm nhất vào ngày 12/10 và 18/10, hơn 260.000 hộ (trên tổng số 1 triệu hộ dân) bị ngập, thuộc 6 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam và kéo dài 8 ngày, trong đó tỉnh ngập lớn nhất là Quảng Bình với 85.864 hộ, có nơi ngập sâu đến 2-3m như huyện Lệ Thuỷ, huyện Quảng Ninh… Hiện còn khoảng 154.600 hộ thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang bị ngập sâu. "Tình hình sạt trượt không tuân thủ theo bất cứ quy luật nào với tính chất vô cùng nghiêm trọng. Hiện có 44 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển ở Huế, Quảng Nam, 268 sạt sở đất khu vực miền núi, đặc biệt nghiêm trọng tại Rào Trăng 3, Trạm kiểm lâm số 7; Huế cùng một số khu vực huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ. Trước tình hình mưa lũ dồn dập, cực đoan, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nỗ lực, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả để giảm thiểu thiệt hại. Tính đến 17 giờ ngày 19/10, có 127 người thiệt mạng và mất tích; đồng thời các thiết chế hạ tầng, nông nghiệp, thuỷ lợi, công trình dân sinh, công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, hồ đập, giao thông, thuỷ lợi… bị thiệt hại lớn, chưa thể thống kê được do nước chưa rút.Cùng với tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, khu vực miền núi, mưa lớn còn kéo dài tại Nghệ An, Quảng Bình, đặc biệt tại Hà Tĩnh với tình trạng tất cả các hồ chứa đều đầy, nguy hiểm nhất là tình hình tại hồ Kẻ Gỗ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị, các bộ, ngành, lực lượng chức năng dồn sức thực hiện các biện pháp, không để xảy ra tình trạng vỡ hồ, vỡ đập. Dự báo, vào khoảng cuối tuần này xuất hiện áp thấp hình thành bão có nguy cơ đổ thẳng vào khu vực miền Trung, gây nguy hiểm; do đó cần rà soát công tác phục hồi, khắc phục hậu quả vừa qua, đón đợt bão sắp tới.
Tại cuộc họp, Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, quân đội đã quyết liệt vào cuộc cứu dân, tiếp tục tìm công nhân mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3. Quân đội sẽ tập trung các lực lượng sẵn sàng cứu hộ, đồng thời sử dụng phương tiện nghiệp vụ cứu người mất tích, đặc biệt sẽ sắp xếp sẵn các loại thuốc, luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chống lũ, cứu dân. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trận "lũ chồng lũ, bão chồng bão" lịch sử tại miền Trung đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng con người và tài sản. Thủ tướng Chính phủ chia sẻ mất mát với đồng bào miền Trung, đặc biệt là những người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ, phóng viên đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vừa qua. Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự vào cuộc của các lực lượng với tinh thần không màng hiểm nguy bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân trong phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước tình hình lũ bão dồn dập, liên tiếp gây thiệt hại nặng nề đến các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các lực lượng phải sẵn sàng hơn nữa để cứu dân trên tinh thần "không được để dân đói rét, không để dân màn trời chiếu đất"; tích cực cứu hộ, cứu nạn, nhưng phải đảm bảo an toàn. Thủ tướng đề nghị ngành Tài nguyên - Môi trường, đặc biệt ngành Khí tượng Thủy văn làm tốt hơn nữa công tác dự báo để có kịch bản linh hoạt ứng phó với mưa, lũ. "Cứu hộ, cứu nạn phải đảm bảo cho người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo cuộc sống bình thường. Hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là thanh niên, phụ nữ, các lực lượng liên quan, các nhà hảo tâm, người dân không bị ảnh hưởng mưa lũ tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ đồng bào với tinh thần lá lành, đùm lá rách", Thủ tướng nói. Thủ tướng cũng lưu ý tập trung đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập; không để vỡ hồ chứa, gây thiệt hại tính mạng người dân. Lực lượng quân đội và các lực lượng chức năng sẵn sàng hơn nữa các phương án phù hợp, phương tiện cần thiết để cứu dân, xử lý các vấn đề đặt ra.Thủ tướng tán thành với đề xuất của các bộ, ngành; trước mắt, xuất cho mỗi tỉnh chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ 1.000 tấn gạo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp nhanh, kịp thời, phân bổ trực tiếp đến đúng đối tượng. Về đề nghị hỗ trợ lương khô, Bộ Quốc phòng chỉ đạo xử lý kịp thời để hỗ trợ, trường hợp cần thiết, ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung.
Trên tinh thần không để dịch bệnh xảy ra sau mùa lũ, ngành Y tế hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn sau lũ; đồng thời chuẩn bị cơ số thuốc dự phòng cho vùng lũ. Thủ tướng cũng đồng ý xuất cấp phương tiện trang bị, thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt một số phương tiện nhỏ, cấp thiết để cứu người dân ở những vùng bị chia cắt.Trước mắt, Thủ tướng đồng ý việc hỗ trợ các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Quốc phòng cần báo cáo việc ứng kinh phí, làm tốt nhiệm vụ đặt ra trong phòng, chống lũ lụt.
Thủ tướng lưu ý, việc xử lý, giải quyết các nguồn lực về gạo, thuốc men, phương tiện, kinh phí... chặt chẽ, kịp thời đến tay người dân; nêu cao tinh thần, trách nhiệm của các tỉnh thực hiện nhiệm vụ.Bên cạnh đó, các tỉnh, bộ, ngành tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình khắc phục phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa lũ trong các công điện, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bộ Quốc phòng tăng cường động viên các lực lượng có liên quan, giải quyết tốt chính sách, chế độ cho các đơn vị bị thiệt hại về người theo đúng quy định.Thủ tướng nhấn mạnh, trong phòng chống lũ lụt cần có kịch bản chi tiết cho các hồ chứa, phương án cứu trợ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng hạ du. Đây là yêu cầu rất lớn trong lúc bão, lũ đang diễn ra gay gắt ở các tỉnh miền Trung./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp 4.000 tấn gạo hỗ trợ nhân dân miền Trung
07:24' - 19/10/2020
Thủ tướng vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam để hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Rà soát các khu vực nguy hiểm, sơ tán dân, không để bị động
21:29' - 18/10/2020
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tất cả các khu vực nguy hiểm phải được rà soát, đặc biệt những nơi dễ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, kiên quyết sơ tán tất cả dân cư, không để bị động, bất ngờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nén đau thương, tiếp tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt
11:47' - 16/10/2020
Sáng 16/10, tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm, làm việc đột xuất với Bộ Tư lệnh Quân khu 4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.