Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tìm động lực tăng trưởng mới dựa vào tiềm năng phát triển
Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách và điều hành kinh tế xã hội phát triển tốt hơn.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng.Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển. Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 – 2020, ở mức 6,85%.
Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động. Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp. Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.
Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.
Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài. Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô.Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.
Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già. Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018-2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam. Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia. Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.
Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…
Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.
Xem thêm:>>>IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2018
>>>SeABank nhận giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 9 liên tiếpTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
08:52' - 18/04/2018
Tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp sang EU và nội tại ngành khai thác thủy sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT điện của nhà đầu tư Nhật Bản
17:53' - 15/03/2018
Các dự án BOT điện tại Việt Nam như Nghi Sơn 2, Vân Phong 1 và Vũng Áng 2 là những dự án mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.
-
Doanh nghiệp
Đắk Lắk tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
18:37' - 01/02/2018
Chiều 1/2, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đối thoại với hơn 200 doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, góp ý về cơ chế chính sách, cách thức chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước...
-
DN cần biết
Bình Dương tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
19:43' - 29/11/2017
Ngày 29/11, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đang đầu tư tại tỉnh để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.
-
Doanh nghiệp
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may
16:37' - 29/11/2017
Một số vướng mắc của ngành dệt may trong sản xuất kinh doanh tập trung về quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn tại ba miền; phương án sớm đưa Nhà máy sơ sợi Đình Vũ vào sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ
10:23'
Từ ngày 19-22/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên ngày 22/5 đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại trụ sở Bộ Thương mại Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...