Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ
Nhân dịp sang thăm Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng nước CH Ấn Độ Narendra Modi, tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ, từ ngày 24 - 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung cuộc trả lời phỏng vấn:
- Phóng viên: Ấn Độ sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ để mở rộng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Xin Ngài cho biết quan điểm của Việt Nam về việc thúc đẩy mối quan hệ này? Theo Ngài, Ấn Độ có thể làm gì để tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mối quan hệ giao thoa lâu đời về văn hóa và truyền thống giữa hai khu vực cùng các mối liên kết kinh tế và chính trị thời kỳ hiện đại đã tạo dựng giá trị bền vững cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ.
Trong 25 năm hợp tác vừa qua, ASEAN và Ấn Độ đã có những kết nối lịch sử hữu nghị lâu đời để vun đắp cho nền móng vững chắc của quan hệ chính trị tin cậy, mở đường cho hợp tác toàn diện ASEAN-Ấn Độ đạt nhiều kết quả hợp tác tích cực vì hoà bình và thịnh vượng chung. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 1/2018 là dấu mốc lịch sử, minh chứng tiêu biểu cho quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ.
Với nền tảng rộng lớn và vững chắc này, lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ có trách nhiệm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng để làm được điều này, hai bên chúng ta cần hợp tác cùng nhau thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ, khai thác đầy đủ tiềm năng to lớn của hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, với dân số 1,85 tỷ người, có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3.800 tỷ USD trong 2017 quy mô tương đương nền kinh tế thứ 4 thế giới và dự kiến đạt hơn 8.000 tỷ USD vào 2025. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại, đầu tư để phát huy những tiềm năng vốn có của cả hai bên.
Thứ hai, coi tăng cường kết nối là lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Những dự án và cam kết về kết nối như tuyến đường cao tốc Ấn Độ-Thái Lan-Myanmar, các hiệp định vận tải hàng hải, hàng không, khoản tín dụng 1 tỷ USD về kết nối số và kết nối hạ tầng… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần được triển khai thông suốt, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư.
Thứ ba, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực với Ấn Độ trên cơ sở hoà bình, ổn định và tinh thần thượng tôn pháp luật tại khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với một số điểm nóng, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng…
Thứ tư, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này, Ấn Độ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… từ đó kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ phát triển.
Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hoá "Tầm nhìn ASEAN 2025" gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
- Phóng viên: Xin Ngài cho biết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã có những phát triển như thế nào?- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên đại dương nói chung và khu vực nói riêng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tiến trình liên quan.
Đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước. Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, xu hướng quân sự hóa trên biển có chiều hướng gia tăng, việc xây dựng thành công COC có tính ràng buộc về pháp lý sẽ đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng.
Trong 2017, tiến trình xây dựng COC có một số bước tiến mới, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung COC và lãnh đạo hai bên tuyên bố khởi động đàm phán COC.
Đây là những động thái tích cực, đáng khích lệ và các bên cần duy trì không khí này cả trong quá trình đàm phán lẫn trong các hành động trên biển, nhất là cần thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các biện pháp xây dựng lòng tin có liên quan khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến New Delhi, bắt đầu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ
13:56' - 24/01/2018
Đầu giờ chiều 24/1 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cùng Phu nhân dẫn đầu Đoàn Cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quân sự Palam, New Delhi, bắt đầu chương trình dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khẳng định những nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ
12:37' - 24/01/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần này được tổ chức tại New Delhi là một cột mốc lịch sử thể hiện mối quan hệ tuyệt vời giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện thoại chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam
18:38' - 23/01/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện thoại chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20'
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.