Thủ tướng Nhật Bản công bố “Kế hoạch hành động Hiroshima”
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh, con đường tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân ngày càng trở nên gập ghềnh do sự chia rẽ sau sắc trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên ông khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Nhật Bản và cộng đồng quốc tế phải hướng tới mục tiêu này với xuất phát điểm chính là NPT.
Trên cơ sở đó, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã đề xuất “Kế hoạch hành động Hiroshima” với vai trò là bước đầu tiên của lộ trình thực tế kết nối giữa mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân và thực tế môi trường an ninh khắc nghiệt hiện tại, gồm 5 điểm:
Đầu tiên, cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ tầm quan trọng của việc không sử dụng vũ khí hạt nhân. Cần phải hướng tới mục tiêu không có mối đe dọa nào, chứ đừng nói đến sử dụng vũ khí hạt nhân. Nagasaki phải trở thành thành phố cuối cùng bị ném bom nguyên tử.
Thứ hai, cải thiện tính minh bạch. Đây là cơ sở của tất cả các biện pháp giải trừ vũ khí hạt nhân. Nhật Bản kêu gọi các nước có vũ khí hạt nhân phải cải thiện tính minh bạch của sức mạnh hạt nhân đang sở hữu.
Đặc biệt là việc công bố thông tin về tình hình sản xuất vật liệu phân hạch dùng cho chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một bước quan trọng để tạo đà cho việc bắt đầu các cuộc đàm phán về Hiệp ước cấm sản xuất vật liệu phân hạch (FMCT).
Thứ ba, duy trì xu hướng giảm số lượng vũ khí hạt nhân. Số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh nhưng vẫn còn hơn 10.000 vũ khí hạt nhân các loại.
Việc nỗ lực duy trì xu hướng này là vô cùng quan trọng để hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản kêu gọi sự tham gia có trách nhiệm của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Từ góc độ này, Nhật Bản ủng hộ đối thoại giữa Mỹ và Nga hướng tới cắt giảm hơn nữa số lượng vũ khí hạt nhân và ủng hộ đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc về giảm trừ và kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Để tạo đà thúc đẩy Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT) và FMCT, Nhật Bản sẽ kết hợp với Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức hội nghị “Những người bạn của CTBT” ở cấp thượng đỉnh vào tháng 9 tới.
Thứ tư, đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân và thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Nhật Bản sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, đồng thời đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đối thoại hướng tới hiện thực hóa thỏa thuận hạt nhân Iran.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình cần phải đi cùng với đảm bảo an toàn hạt nhân. Liên quan đến hậu quả của thảm họa hạt nhân năm 2011, Nhật Bản cam kết sẽ giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến việc tái thiết khu vực bị ảnh hưởng.
Nhật Bản sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế và Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA), thúc đẩy các nỗ lực một cách minh bạch, phù hợp với tiêu chuẩn an toàn trong nước và quốc tế.
Thứ năm, Nhật Bản sẽ lan tỏa những nhận thức chính xác về các vụ ném bom nguyên tử trên thế giới bằng cách thúc đẩy các chuyến thăm thực tế của lãnh đạo các quốc gia đến các thành phố bị ném bom nguyên tử.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Kishida bày tỏ vui mừng chào đón Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đến thăm thành phố Hiroshima vào ngày 6/8 tới.
Nhật Bản sẽ đóng góp 10 triệu USD cho Liên hợp quốc để thành lập “Quỹ các lãnh đạo trẻ phi hạt nhân”, mời những người trẻ, các lãnh đạo tương lai đến thăm thăm Nhật Bản để trải nghiệm thực tế về sự thảm khốc của các vụ đánh bom nguyên tử, qua đó tạo nên một mạng lưới những người trẻ toàn cầu hướng tới xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, để tăng động lực quốc tế cho một thế giới không vũ khí hạt nhân, cuộc họp đầu tiên của “Hội đồng quốc tế về những nhân vật có tầm ảnh hưởng” sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tới tại thành phố Hiroshima, dự kiến sẽ có sự tham gia của lãnh đạo các nước cả đương nhiệm và đã nghỉ.
Năm 2023, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) sẽ được tổ chức tại Hiroshima, một thành phố từng hứng chịu thảm kịch bom nguyên tử. Nhật Bản muốn cho thế giới thấy những cam kết mạnh mẽ rằng sẽ không tái diện thảm kịch tương tự như vậy.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Kishida cho biết đã tự tay gấp 1.000 con hạc giấy mang đến hội nghị lần này với mong muốn tiếp tục tâm nguyện của Sadako Sasaki, hiện thân của nạn nhân bom nguyên tử và cũng là biểu tượng cho nỗ lực một thế giới hòa bình, một thế giới không có vũ khí hạt nhân./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản sẽ tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu
18:38' - 01/08/2022
Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản được dự đoán sẽ đề xuất nâng lương tối thiểu trung bình cho tài khóa 2022 thêm 30 yen trở lên từ mức 930 yen (7 USD) một giờ, trong bối cảnh lạm phát leo thang.
-
Tài chính
Tỷ giá đồng USD so với đồng yên của Nhật Bản xuống mức thấp nhất 6 tuần
14:18' - 01/08/2022
Trong phiên giao dịch ngày 1/8, "đồng bạc xanh" được định giá 1 USD đổi được 132,07 yên, mức thấp nhất kể từ ngày 16/6.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sáng 1/8 do số liệu sản xuất Trung Quốc và Nhật Bản yếu
11:34' - 01/08/2022
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch sáng 1/8 do số liệu sản xuất yếu từ Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng Bảy ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.