Thủ tướng: Phải có hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân, phù hợp chuẩn quốc tế
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam (16/2/1995 - 16/2/2020), sáng 15/2, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28 và nhiệm vụ công tác năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh qua 25 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đóng vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Công chức, viên chức người lao động ngành Bảo hiểm đã đóng góp vào thành quả an sinh xã hội, được cộng đồng quốc tế công nhận. Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng trên 2800 đô la Mỹ, thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp trên thế giới nhưng tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã đạt trên 73,6 tuổi, thuộc nhóm cao của thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều còn dưới 4%. Thủ tướng nhấn mạnh, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội…”. Triển khai các quy định tại Cương lĩnh và Hiến pháp, hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu mà ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Trước hết, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với quá trình phát triển đất nước và thông lệ quốc tế; mô hình tổ chức hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện theo chủ trương của Đảng về cải cách, tinh gọn bộ máy.Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Tính đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt gần 16 triệu người (chiếm khoảng 32,3% lực lượng lao động); số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 86 triệu người (chiếm 90% dân số).Với tỷ lệ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21, so với một số quốc gia phát triển trên thế giới thì để đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân nói trên phải mất từ 40 đến 80 năm.
Thủ tướng cũng biểu dương Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều kết quả nổi bật: đã cắt giảm 3/4 số thủ tục hành chính (giảm từ 263 xuống 27 thủ tục); đã xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp mã bảo hiểm xã hội cho 97 triệu dân...Đặc biệt là hệ thống giám định bảo hiểm y tế điện tử đã kết nối 100% cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện giám định tự động chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giúp cho việc quản lý, sử dụng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được công khai, minh bạch, hiệu quả.
Tất cả kết quả nói trên đã góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu cao cả của Đảng và Nhà nước trong việc phục vụ chăm lo cho người dân, khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc khuyến khích người dân nâng cao năng lực tự bảo đảm an sinh xã hội. Chăm lo đời sống sức khỏe, sự thịnh vượng ấm no của người dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta.Mục tiêu xuyên suốt phải có hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra một mạng lưới an toàn, gồm nhiều tầng, nhiều lớp, bảo vệ cho tất cả thành viên, cộng đồng xã hội.
Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đó, thì độ bao phủ của bảo hiểm xã hội phải rộng khắp hơn.
Tất cả người lao động và người phụ thuộc phải có lưới an sinh. Hiện mới có 1/3 số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì đích còn xa. Do vậy nỗ lực cần phải cao hơn để đạt được chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 28 của Trung ương với tỷ lệ bao phủ 35% vào cuối năm 2021 và tỷ lệ bao phủ 45% vào năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu cần có những giải pháp cụ thể hơn, sáng tạo hơn để khắc phục những tồn tại hạn chế như: Hệ thống chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải thường xuyên đổi mới, cập nhật cho phù hợp với thông lệ quốc tế.Chính sách an sinh xã hội cần phải ứng dụng công nghệ số để quản lý thống nhất, bảo đảm hiệu quả, giảm chi phí thường xuyên cho bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội, cần giảm mạnh thời gian nộp bảo hiểm xã hội trong thời gian tới, khắc phục tình trạng lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế, tình trạng trốn đóng Bảo hiểm xã hội và nâng cao công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan với Bảo hiểm xã hội...
Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, thời gian nộp thuế, nộp Bảo hiểm xã hội năm 2019, Việt Nam đứng thứ 179/180; tăng 22 bậc so với 2018. Thủ tướng cho rằng kết quả tuy tiến bộ nhưng cần phải tiếp tục cải thiện.Trong khi đó mức đóng Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đang ở mức cao so với khu vực, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam cũng cao trong khu vực ASEAN.
Một điều quan trọng cần lưu ý là công cuộc thực hiện cải cách Bảo hiểm xã hội đang được thực hiện trong bối cảnh không ít khó khăn thách thức về kinh tế xã hội, nguồn lực còn hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp; tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức ở mức cao; việc điều chỉnh một số chế độ Bảo hiểm xã hội qua nhiều giai đoạn tạo ra những bất hợp lý nhất định; áp lực của già hóa dân số đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội rất lớn; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhanh về cơ cấu lao động và quan hệ lao động.
Để Bảo hiểm xã hội thực sự trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của đất nước, Thủ tướng đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần quán triệt quan điểm lớn về Nghị quyết 28 của Trung ương về chính sách Bảo hiểm xã hội để đạt được những thắng lợi mục tiêu đề ra. Thứ nhất, phát triển hệ thống chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, kết hợp hài hòa theo nguyên tắc đóng hưởng công bằng, bình đẳng chia sẻ bền vững. Thứ hai, cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, kết hợp hài hòa giữa kế thừa ổn định với đổi mới phát triển, và phải đặt trong mối tương quan giữa đổi mới phát triển các chính sách xã hội khác. Nhất là thu nhập, trợ cấp xã hội cho người dân phải nâng cao hơn. Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia Bảo hiểm xã hội. Thứ tư, phải phát triển tổ chức hệ thống chính sách Bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp cho đến người dân. Thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xác lập chiến lược phát triển để trở thành một thiết chế hiện đại, hiệu quả gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, liên thông trong thực thi chính sách. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là mô hình đi đầu trong việc bảo đảm sự hài lòng của người dân, không ngừng củng cố niềm tin của người lao động. Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội theo hướng tích hợp để quản lý tập trung, thống nhất, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm công bằng, bền vững, bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tiếp tục mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành; liên thông giải quyết thủ tục hành chính trên Trục dữ liệu Quốc gia góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị xuất sắc trong thi đua năm 2019./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khai trương cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội kết nối hệ thống thông tin hộ tịch
14:03' - 21/11/2019
Sáng 21/11, cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội kết nối với hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch phục vụ liên thông khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi đã vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch đầu tư vốn cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam
07:03' - 16/11/2019
Thủ tướng ký Quyết định 1631/QĐ - TTg về việc điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN giai đoạn 2016-2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
-
Phân tích doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
17:23' - 28/08/2019
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định, đến hết tháng 7/2019, tổng số nợ của các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là trên 183 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Cắt giảm, tiết kiệm được hơn 550 tỷ đồng trong lĩnh vực đầu tư
11:37'
Năm 2025, tỉnh Nghệ An sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng ý thức, văn hóa tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan
10:18'
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ ngày 16 - 18/1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
SVEF tiên phong thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Thụy Sĩ
10:16'
Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF) đã đặt ra những mục tiêu trong năm 2025, với trọng tâm tiếp tục làm cầu nối để tăng cường mối quan hệ kinh tế và văn hóa giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36' - 15/01/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
19:32' - 15/01/2025
Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm: Tăng trách nhiệm cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm
19:02' - 15/01/2025
Công an đã kết luận các cơ sở sản xuất giá đỗ vừa qua tại tỉnh là cố tình sử dụng chất cấm. Về mặt pháp lý đã đầy đủ; cơ sở làm sai, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì bị xử phạt, xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay của Trung Quốc
18:46' - 15/01/2025
Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả của Tập đoàn COMAC cũng như mong muốn hợp tác kinh doanh với các hãng hàng không của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường song hành Vành đai 4
18:44' - 15/01/2025
Vùng với việc thực hiện tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh và phấn đấu hoàn thành đường song hành của tuyến đường quan trọng bậc nhất này trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
17:41' - 15/01/2025
Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với quy mô sử dụng đất 200,39 ha. Tổng vốn đầu tư là 2.252,671 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 337,9 tỷ đồng.