Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4
Sáng 10/4, Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 đã khai mạc tại Trụ sở Chính phủ, nhằm xem xét, cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội; việc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiện nay đã hết quý I/2023 và 1/3 của tháng 4, rất nhiều công việc phải thực hiện, Chính phủ chọn các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung thực hiện, song ưu tiên số một vẫn là thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Hằng tháng, Chính phủ có một phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, trong khi thực tiễn vẫn diễn biến nhanh, khó lường. Do đó, Chính phủ phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để xây dựng pháp luật. Thời gian qua, các bộ, ngành đã chủ động rà soát các văn bản pháp luật, phát hiện các vướng mắc, trên cơ sở đó điều chỉnh, xây dựng, hoàn thiện pháp luật để khơi thông quá trình phát triển. Quốc hội đã tích cực, đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là những vướng mắc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.Dự kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 18 dự án luật, pháp lệnh. Đây là khối lượng công việc lớn, cần tập trung chuẩn bị, quyết liệt thực hiện, vừa phải đảm bảo tiến độ, vừa phải đảm bảo chất lượng và theo đúng quy trình xây dựng pháp luật.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ xem xét hôm nay đều là những dự án luật quan trọng, khó, phức tạp, nhạy cảm, phạm vi điều chỉnh rộng, có tác động sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp, cần sớm tháo gỡ về thể chế. Do đó, Chính phủ phải tập trung trí tuệ, thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tiến độ, chất lượng; tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng liên quan để hoàn thiện. Cũng theo Thủ tướng, trong khi trình các dự án luật và chờ các luật có hiệu lực, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh thì tiếp tục tổng hợp xử lý theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, thực thi, nếu phát sinh vướng mắc thì tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến để sửa đổi, bổ sung; đồng thời đẩy mạnh truyền thông chính sách để việc hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về Phiên họp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Điện Biên xứng tầm với thương hiệu quốc tế lớn
14:27' - 09/04/2023
Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.