Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thực thi pháp luật
Chiều 7/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Đồng chủ trì hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có lãnh đạo các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù, quan trọng, cấp bách, cần thiết khác để giải quyết những vấn đề mới, xu hướng mới, khuyết khích phát triển khoa học, công nghệ. Trong đó có cơ chế chính sách đặc biệt, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu xây dựng và thi hành, thực hiện pháp luật, ngay sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan xây dựng kế hoạch triển khai; đăng tải các luật, nghị quyết trên cổng/trang thông tin điện tử để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân tìm hiểu, khai thác, sử dụng; triển khai xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết… Sau khi lãnh đạo các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội và bộ, ngành giới thiệu nội dung chính, những điểm mới của luật, nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ một số nội dung, phương pháp áp dụng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai, đưa các luật, nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, công tác xây dựng thể chế, pháp luật được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trước yêu cầu thực tiễn, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, với tinh thần trách nhiệm cao, rất khẩn trương, Chính phủ đã trình, Quốc hội đã xem xét, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với nhiều luật, nghị quyết. Thủ tướng nêu rõ: Việc gì dù khó nhưng nếu có quyết tâm, mạnh dạn làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị thì khó mấy cũng làm được; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó; phân công rõ người, rõ việc, tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã giao các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo rà soát vướng mắc cần tháo gỡ, những nội dung cần bổ sung kịp thời, hiệu quả; xây dựng kế hoạch triển khai luật, nghị quyết; đồng thời xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết, hoàn thành trong tháng 3/2025; hoàn thành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn tồn đọng trong tháng 4/2025; và tổ chức thực hiện tốt các luật, nghị quyết, trên quan điểm “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Bày tỏ cảm ơn Quốc hội, cơ quan liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân, doanh nghiệp đã đóng góp tham gia xây dựng các luật đúng quy định và bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện có thể có những vấn đề nảy sinh, vì đây là vấn đề mới, thí điểm. Do đó, các bên liên quan cần chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi, góp ý của đối tượng tác động, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, người dân và doanh nghiệp, “cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì áp dụng”, cái gì còn biến động nhiều, biến động nhanh thì tiếp tục thí điểm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, tinh thần là cầu thị, kịp thời, linh hoạt trong phản ứng chính sách. Thủ tướng chỉ đạo các bộ trưởng, trưởng ngành, cơ quan liên quan, địa phương dành nguồn lực con người, thời gian và tài chính để nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bảo đảm chế độ, chính sách cho những người làm công tác này; coi trọng truyền thông chính sách, nhất là phân tích những vấn đề mới, vấn đề khó, phản ánh, phản hồi những bất cập, ý kiến của người thực hiện để hoàn thiện. “Các văn bản pháp luật có nhiều điểm mới, tổ chức triển khai phải rất quyết tâm, vướng ở đâu thì phải phát hiện kịp thời, chỉ ra rõ địa chỉ, nội dung để trao đổi kỹ lưỡng, có thể bổ sung, hoàn thiện”, Thủ tướng lưu ý. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, bộ, ngành, địa phương, chủ thể liên quan, đặt cái chung lên trên hết, giải quyết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, huy động được nguồn lực, với mục tiêu cuối cùng là giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Chỉ đạo các bộ, ngành ưu tiên cho công tác chỉ đạo và nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì xây dựng thể chế vừa tạo ra nguồn lực, tạo ra động lực và đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển, Thủ tướng lưu ý, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; bám sát thực tiễn, tôn trọng và xuất phát từ thực tiễn, lấy đó làm thước đo; phát huy tối đa sức sáng tạo của từng cá nhân, tập thể, chủ thể tham gia; lắng nghe ý kiến của người làm thực tiễn, người dân, doanh nghiệp; tham khảo kiến thức của nhân loại. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, Thủ tướng tin rằng công tác triển khai thi hành pháp luật, với cách làm như vừa qua, ngày càng đổi mới, chuyên nghiệp, bài bản, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra.- Từ khóa :
- thủ tướng
- chính phủ
- thực thi pháp luật
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Theo dõi diễn biến thị trường để chủ động điều hành sản xuất, xuất khẩu lúa gạo
13:37' - 07/03/2025
Ngày 7/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long về điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để người có nhu cầu phải chờ 5 năm, 10 năm mới có nhà ở xã hội
21:06' - 06/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến tích cực, rõ nét để đạt mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan
20:03' - 06/03/2025
Chiều 6/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan Adylbek Kasimaliev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 6 - 7/3/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình