Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Tư duy mới, cách làm mới, mở ra bước phát triển mới
Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Lào.
Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay bay quốc tế Wattay, thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi thức và đặc thù riêng vừa thân tình, vừa trọng thị.
Chỉ trong 2 ngày công tác Lào, Thủ tướng Chính phủ đã có gần 20 hoạt động, với các nội dung hết sức đa dạng, phong phú. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với tất cả các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước và Quốc hội Lào; thăm, gặp gỡ các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào.
Trong các cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nhà lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Lào, hai bên vui mừng khi quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, tập trung có trọng tâm, trọng điểm; hợp tác chính trị ngày càng tin cậy, gắn bó, đặc biệt là việc duy trì thường xuyên các trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; hợp tác quốc phòng – an ninh tiếp tục là trụ cột quan trọng; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển mạnh.
Hai bên tiếp tục cùng hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; hợp tác văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ…; trao đổi đoàn cấp cao, nhất là nhân dịp các sự kiện lớn của hai nước, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó và quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Chính phủ hai nước, các ban ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai bên theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm; đề nghị các cơ quan ban ngành của hai nước tập trung cao độ, triển khai tích cực các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất; đồng thời, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào – Việt Nam, nhất là kết nối tài chính, hạ tầng, giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch...
Đặc biệt trong chuyến công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào đã chủ trì hai sự kiện quan trọng là Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào và Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào; đồng thời hai Thủ tướng cùng dự Lễ khởi công Dự án Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn – món quà mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước, Nhân dân Lào.
Cho rằng hai nước có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cả quan hệ chính trị, ngoại giao, điều kiện địa lý, văn hoá, sự chia sẻ, yêu thương nhau, song kết quả hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Lào còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của hai nước và quan hệ hai nước, Thủ tướng băn khoăn, phải chăng những hạn chế trên là do thể chế, cơ chế chính sách còn hạn hẹp, hạ tầng kết nối cứng, kết nối mềm, đặc biệt là hạ tầng giao thông giữa Việt Nam – Lào còn khó khăn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phải chung tay, xử lý dứt điểm các vướng mắc để “có đầu ra” cho các dự án, với tinh thần “phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”; quan hệ Việt Nam – Lào là quan hệ đặc biệt nên cần có cách ứng xử, những cơ chế đặc biệt; “vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó; khó khăn ở cấp nào thì cấp đó tháo gỡ”.
Nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone cho biết, thời gian qua, Chính phủ hai nước đã rất nỗ lực, tập trung cùng nhau đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để kết nối hai nền kinh tế và với khu vực, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, đầu tư.Hai bên cũng quyết tâm khai thông những vướng mắc và giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng trong quan hệ hai nước thời gian qua, tạo đà để hai bên bước vào một giai đoạn phát triển mới, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là các dự án giao thông kết nối; đồng thời, thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, bền vững ở mỗi bên…
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, hai bên đã giải quyết được rất nhiều vướng mắc, điểm nghẽn mà lâu nay chưa giải quyết được, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các dự án lớn của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cũng như là các dự án mà Lào có đầu tư ở Việt Nam như: cảng Vũng Áng 1, 2, 3; các dự án muối mỏ, kali; các dự án hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Lào sử dụng nguồn vốn viện trợ của của Việt Nam như dự án nhà Quốc hội, dự án bệnh viện tại Lào...
Hai bên thống nhất về chủ trương, cách tiếp cận mới, tư duy mới, cách làm mới và quyết tâm cao hơn, biện pháp hiệu quả hơn để đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Trong đó, cùng với tăng cường hợp tác chính trị đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác an ninh - quốc phòng, tăng cường giao lưu nhân dân, các hoạt động giao lưu văn hoá, giáo dục đào tạo…, hai bên quyết tâm sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 5 tỷ USD, thay vì chỉ hơn 2,2 tỷ USD như hiện nay.
Trong chuyến công tác, hai nước ký 4 văn kiện hợp tác, trong đó có thoả thuận về việc mua bán điện và than; trao 7 giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp; các doanh nghiệp cũng ký kết, trao 6 thoả thuận hợp tác đầu tư, với tổng số vốn hàng tỷ USD trong các lĩnh vực hàng không, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực…
Cùng với đó, hai bên công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam – Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của doanh nghiệp, người dân hai bên trong các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch...
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lào Soulysak Thamnuvong cho biết, việc khai trương dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng QR Code giữa Lào-Việt Nam hôm nay rất quan trọng, cho thấy hai Chính phủ và hai Ngân hàng Trung ương rất coi trọng việc thanh toán bằng đồng nội tệ của Lào và Việt Nam, tiến tới sử dung đồng nội tệ cho các hoạt động thanh toán trong thương mại và đầu tư giữa hai nước, bao gồm cả việc thanh toán dành cho hoạt động bán lẻ bằng việc sử dụng QR Code giữa Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào.
Phó Thống đốc Soulysak Thamnuvong khẳng định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, chúng ta phải hiện thực hóa, “đã nói thì phải làm, đã hứa thì phải thực hiện” để duy trì truyền thống quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhận định, với tình cảm xuất phát từ trái tim, với quyết tâm, ý chí và với những nỗ lực trong từng hành động, chuyến thăm Lào và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
Chuyến thăm đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng như các thoả thuận cấp cao Việt Nam - Lào, nhất là tại cuộc họp hai Bộ Chính trị vào tháng 9/2024; hướng tới năm 2025 và thời kỳ tới quan hệ Việt Nam – Lào phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: VTV kết hợp hài hoà, hợp lý giữa yêu nước, yêu nghề và yêu người
12:09' - 11/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu VTV phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nghĩ sâu, làm lớn; lấy khán thính giả là trung tâm, chủ thể...
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam
10:32' - 10/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Lễ khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng
19:58' - 07/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp tích cực của Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng trong việc tổ chức, tham gia các buổi đối thoại chính sách của lãnh đạo cấp cao Việt Nam thời gian gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07'
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42'
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51'
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29'
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số góp phần hỗ trợ kinh tế tư nhân bứt phá
15:57'
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Cuộc chiến sống còn bảo vệ kinh doanh "sạch"
15:52'
Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn là cuộc chiến bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp làm ăn chân chính, môi trường kinh doanh lành mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc
15:35'
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm trao đổi và phối hợp tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành để thúc đẩy phát triển kinh tế biển
15:19'
Sáng 28/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành về cơ chế điều phối liên ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển.